Jump to content


Most Liked Content


#6092 Khách quý về làng

Posted Bùi Thái Giang on 25 April 2013 - 10:20 PM

Trong các ngày từ 19 đến 25/4 anh em phi công dù lượn Hà Nội rất vui mừng được chào đón những phi công dù lượn kỳ cựu của Việt Nam là các anh: Tuấn (http://www.facebook.com/tuan.v.ta), anh Chiến cùng vợ là chị Thảo, a Sơn (http://www.facebook....on.luuminhhoang) và a Hưng (http://www.facebook....100004590363104), là trong số những những phi công dù lượn, diều lượn và paramotor đã đi những bước đầu trên con đường khám phá và phát triển Diều lượn và Dù lượn ở Việt Nam.
Posted Image
Trong buổi tiệc gặp mặt tối thứ 6 19/4, anh em phi công dù lượn Hà Nội đã có dịp 'mắt thấy, tay sờ' và cụng ly với các bậc tiền phong = xương = thịt.  Những cái bắt tay, câu chào hỏi, giới thiệu xen lẫn với tiếng cụng ly lanh canh, tiếng cười thoải mái, ... đã làm cho không khí của buổi gặp mặt trở nên thân mật và câu chuyện mỗi lúc một trở nên rôm rả, giống như bữa tiệc gia đình chào đón những người anh em ruột thịt xa quê trở về nhà.

Anh em cũng được nghe kể về giai thoại của các 'dị nhân', những bậc tiền bối, được nghe những câu chuyện cười ra nước mắt về những tình huống bay ‘rụng tim’ hay câu chuyện đằng sau những biệt danh của từng phi công, v.v.  Cho dù câu chuyện thỉnh thoảng bị ngắt quãng bởi những tiếng hô 'zô' hay sự xuất hiện của các vị khách đến muộn nhưng gần như ngay lập tức nó lại quay trở về chủ đề chính của bữa tiệc - dù lượn và những người anh em.

Bữa tiệc gặp mặt kết thúc = việc thông qua kế hoạch bay của những ngày tiếp theo: Thứ 7, Chủ Nhật và thứ Hai và hẹn họp tiếp ở điểm bay Viên Nam.

Sáng thứ 7, cả đoàn tập trung ở cà phê đầu ngõ Trần Quang Diệu để lấy khí thế và chuẩn bị lực lượng, cũng còn để xem các 'thầy' hô mây hoán vũ và phán thế nào về tình hình khí tượng, thời tiết để bố trí đội hình cũng như thời điểm xuất phát.

Các thầy fán là dự báo thời tiết hôm đó là khá bi quan: mây thấp, gió đông và đông nam nhẹ, có mưa nhỏ, nhưng với các phi công dù lượn thì thường có thừa lạc quan để nói rằng thời tiết thực tế ở Viên Nam bao giờ cũng tốt hơn so với dự báo trên trang web J  Tuy nhiên cả đoàn quyết định tin và nghe các thầy fán lần này và đi muộn hơn so với lệ thường.

Đến gần trưa đoàn chiến binh rầm rộ lên đường với sự góp mặt của hầu hết các 'con bệnh' nặng và siêu nặng của Dù lượn Hà Nội cùng với các top-gun Tuấn, Chiến, Hưng & Sơn và cả hai phi công sẽ bay tốt nghiệp sớm vì không thể ém lâu được hơn nữa là Cường và Tùng.

Những con số và hình ảnh của ngày bay thứ 7 20/04/2013 đủ để nói về sự thành công của ngày bay: 20 phi công, 36 chuyến bay, hàng ngàn bức ảnh và video cùng với những nụ cười sảng khoái.

Posted Image
Posted Image
Posted Image
Posted Image


Posted Image

Posted Image

Posted Image
Posted Image
Như lệ thường ngày bay thứ 7 được kết thúc bằng một bữa thịt gà hoành tráng nhằm giúp bà con nông dân tránh khỏi bị thiệt hại bởi H7N9.

Chủ Nhật 21/04/2013: như thường lệ cả đoàn tập trung chờ nhau ở cà phê đầu ngõ Trần Quang Diệu để rút kinh nghiệm và theo dõi thời tiết, và bàn về các nội dung thi đấu của ngày: cất cánh ngược, hạ cánh chính xác, thực hiện các kỹ thuật cơ động phức tạp, v.v. Do thiếu mất ‘thầy’ Cường nên ngay khi ngồi ở quán cà phê anh em đã hiểu ra ngay thời tiết là thế nào nếu thiếu thầy: mây thấp, có những hạt mưa.

Dự báo thời tiết hôm đó là tệ hơn so với ngày thứ 7: mây thấp, gió đông và đông nam mạnh dần vào buổi chiều muộn, có mưa nhỏ.

Đến gần trưa mới quyết được là sẽ lên đường, thành phần như thường lệ đó là các chiến binh của Dù lượn Hà Nội cùng với các bậc tiền bối Tuấn, Chiến, Hưng & Sơn.  Trên đường đi thì gặp mưa, trời xầm xì, khi đến nơi nhìn lên thì thấy điểm cất cánh chìm trong mây mù, thời tiết ướt nhoét, cả đoàn quyết định sẽ chờ cho thời tiết khá lên và trước hết phải xử lý cho êm ‘ông anh ruột’ rồi mới nghĩ đến chuyện bay sau. Chỉ cách có khoảng chục cây số loanh quanh Viên Nam thôi mà thời tiết là hoàn toàn khác: mây cao, trời khô ráo, mặt trời chiếu nắng chói chang, một số anh em có ý kiến quay lại lên núi chờ, nhưng vì có khách quý về làng nên anh em quyết định giữ nguyên kế hoạch ban đầu.  Đến khi quay trở lại và lên đến điểm cất cánh thì đã là chiều muộn, mây rất thấp ở ngay tầm 400-500m, hiếm khi nhìn thấy được quá 600-700m. Cả đoàn quyết định tranh thủ triển khai cất cánh khi gió còn nhẹ.

Sau đó lần lượt là các phi công cất cánh bay hết, nhưng vì mây thấp và gió mỗi lúc một mạnh nên các phi công mới và phi công gái còn lại ở điểm cất cánh được lệnh chờ khi điều kiện thời tiết tốt hơn.  Điều kiện thời tiết thay đổi trong từng phút, ngày một xấu đi, việc phải chờ đợi và không được bay đã làm cho các anh em phi công mới hết sức thất vọng, nhưng đó là một quyết định đúng vì chính sự an toàn của anh em. Chờ đến tầm 5h30 thì anh em quyết định ‘hạ sơn’ vì điều kiện thời tiết đã hết sức tệ: gió mạnh, ẩm ướt, tầm nhìn dưới 10m.

Ngày bay Chủ Nhật mang lại những kinh nghiệm quý giá cho anh em trong việc đánh giá điều kiện bay trong thực tế.

Thứ Hai 22/04/2013: như thường lệ cả đoàn tập trung chờ nhau ở cà phê đầu ngõ Trần Quang Diệu để rút kinh nghiệm và theo dõi thời tiết, ngày bay thứ Hai này cũng vắng các phi công hơn chỉ có 10 người đi trên 3 xe, sau có thêm Quang Cào Cào tự đi lên bằng xe máy.

Dự báo thời tiết thứ Hai là khá hơn so với những ngày trước: buổi chiều mây cao, gió đông và đông nam mạnh dần vào buổi chiều, không mưa, anh em nói đùa với nhau, hôm nay bay không tính giờ nhá.

Hiếu Trọng được lãnh trách nhiệm bay ‘chuột bạch’ trong điều kiện gió nhẹ, bay ra gặp thermal nhẹ nhưng không tận dụng được nên chỉ là một cú airborne hoành tráng.  Sau đó là đến các top-gun: anh Tuấn, Hưng lần lượt bay ra và các các chuyến bay đôi của Sơn và Giang với Lai fô tô và đồng bọn.  Phong và Hưng bay ra và cứ bay mãi ở trên đó thỉnh thoảng bộ đàm với nhau bay xếp hình để chụp ảnh & quay phim, thực hiện các động tác kỹ thuật, các ‘chiêu trò’, v.v., chán rồi lại quay ra hô anh em lên bay cùng không có buồn quá, v.v.

Chuyến thứ hai lên điều kiện bay còn tốt hơn nữa nhưng đã bắt đầu xuất hiện turbulence mạnh hơn.  Đến chuyến thứ 2 Hiếu Trọng được yêu cầu bay ra phía trước khu vực 300 và 400, không bay vào sát trong núi vì điều kiện bay rất tốt.  Hiếu Trọng đã hoàn thành tốt chuyến bay và đã trở thành thành viên mới nhất của clb 30.  Đến tầm 5h chiều thì tất cả anh em phi công đã mệt nhoài vì bay và quyết định sắp xếp đồ nghề để đi về sau khi mỗi người đã bỏ túi ít nhất một giờ bay J

Cả đoàn lên đường đi về thật nhanh để còn kịp tham dự tiệc sinh nhật K Tiến ‘siêu lớp trường’, chia tay anh em đi thi đấu ở In đô nê xia và chia tay anh Tuấn, Chiến &Thảo, Sơn, Hưng.

Trong 3 ngày 20-22/4/2013 các phi công dù lượn đã có một chương trình bay dày đặc hết sức thú vị cùng các ‘phi công già’ Tuấn, Chiến, Sơn, Hưng.  Hy vọng năm sau các anh trở lại sẽ là một chương trình bay hoành tráng hơn nữa với sự góp mặt đông đảo hơn nữa của các phi công dù lượn Hà Nội và cả nước.

Mời anh em bổ sung ảnh và video vào đây.



#6166 BÃI LỮ - BAY LƯỢN - BƠI LỘI - BIA LẠC 20-22/09/2013

Posted Nguyễn Trần Anh on 05 September 2013 - 12:40 AM

Các AEC thân mến,

Tới hẹn lại lên, mỗi năm clb Dù lượn Hà Nội đều tổ chức bay tại điểm bay Cửa Lò, Bãi Lữ, nơi ghi dấu sự ra đời của các thế hệ thành viên HNPG. Truyền thống tiếp nối truyền thống, clb Dù lượn Hà Nội tổ chức đợt bay từ 20-22/09/2013 tại Bãi Lữ. Điểm bay tại Bãi Lữ resort là một điểm bay đẹp, rất dễ và an toàn cho người mới bay, 1 ngày có thể bay được 3-5 chuyến. Kính mời các ACE và gia đình, bạn bè tham dự. Đặc biệt, đây là dịp để các học viên trẻ tự mình vươn cánh, biến ƯỚC MƠ BAY trở thành hiện thực.

Chương trình cụ thể như sau:
- 17h ngày 20/9/2013: tập trung tại điểm tập kết, (ACEs đề xuất điểm tập trung sau), xuất phát từ Hà Nội, ăn tối dọc đường. Khoảng 12:30 sáng, nhận phòng tại resort Bãi Lữ.
- 7h sáng 21/9: ăn sáng, 8h lên điểm bay. Airborn cho học viên mới và ACE bay. Ăn trưa tại điểm bay. 16h30 về resort. 18h bia mực ở nhà hàng gần resort.
-7h sáng 22/9: ăn sáng, 8h lên điểm bay. ACEs bay, ăn trưa tại điểm bay, bay lượn đến chiều. 16h về resort, 17h trao bằng tốt nghiệp cho hoc viên mới + liên hoan tại nhà hàng gần resort. 19h lên xe về Hà Nội. Khoảng 1h sáng về đến nơi.

Về khách sạn:
- ACEs mình chịu khó ở đông một chút để tiết kiệm tiền. 4 người/phòng
- ACEs nào muốn ở phòng riêng thì đăng ký nhé. Giá phòng  là 500,000Đ

Những đồ cần mang theo:
- Bạt trải bãi cất cánh, ống gió, máy đo gió
- Nước và cháo ăn liền (cho 2 buổi trưa)
- Bánh kẹo, đồ ăn nhẹ chờ gió và cho người nhà.
- Dù và trang thiết bị cá nhân: các phi công tự chuẩn bị dù, đai, mũ bảo hiểm, bộ đàm, găng tay, kính .....

Phân công công việc:
- Chịu trách nhiệm về an toàn bay và toàn bộ các hoạt động của chuyến đi: anh Phùng Đức Thắng.
- Chịu trách nhiệm về hoạt động tổ chức, ăn uống, đi lại: anh Đắc Phương và anh Tùng EU.
- Điều khiển hạ cánh: anh Phùng Đức Thắng
- Điều khiển và hỗ trợ cất cánh: anh Phương và anh Tùng EU.
- Chịu trách nhiệm về đặt phòng: Chuẩn
- Chịu trách nhiệm về xếp phòng: Kim Tiến
- Chịu trách nhiệm thu chi: Kim Tiến, Trần Anh hỗ trợ

Chi phí:
- Share các chi phí ăn uống, xăng xe.
- ACEs: 1.200.000 Đồng. (tạm tính, chi phí sẽ được tính lại căn cứ trên chi phí thực tế)
- Trẻ em dưới 15 tuổi đóng 700.000Đ.
Nộp cho Kim Tiến hoặc Trần Anh Anh
ACEs có thể nộp trực tiếp tiền mặt hoặc chuyển khoản.
  

Thời hạn đăng ký và nộp tiền: ngày 15/9/2013.
ACEs đăng ký càng sớm càng tốt nhé, để đặt phòng và chuẩn bị xe.





#6103 Khách quý về làng

Posted Nguyễn Quang Chuẩn on 10 May 2013 - 10:15 PM




#6067 Đóng quỹ membership 2013 & đăng ký làm thẻ FAI

Posted Nguyễn Quang Chuẩn on 09 April 2013 - 06:05 PM

Kính gửi tất cả các thành viên của HNPG,


Đăng ký làm thẻ FAI
Sau một thời gian cộng tác với FAI (Liên đoàn thể thao hàng không thế giới). Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên của FAI.
Tháng này HNPG sẽ tiến hành cấp thẻ FAI cho các thành viên đăng ký.
  • Mẫu thẻ: Như file đính kèm, thẻ nhựa có ảnh.
  • Hạn sử dụng được tính từ ngày cấp đến cuối năm (31/12/2013). Mỗi năm gia hạn một lần
  • Lợi ích: Bắt buộc phải có nếu muốn tham dự các giải trong hệ thống của FAI. Thẻ được công nhận trên toàn thế giới, khi đi bay các điểm bay mới nếu có thẻ này thì sẽ thuận lợi hơn trong việc đăng ký bay.
  • Điều kiện cấp thẻ:các Pilot đã tốt nghiệp ở các CLB phía Bắc (Các phi công phía Nam muốn làm thẻ liên lạc với anh Lương Hoàng Hà phụ trách đầu phía Nam)
  • Phí làm thẻ: 250k đối với các thành viên của HNPG (đã được hỗ trợ 50%). Các phi công ngoài CLB chi phí là 500k
  • Thủ tục làm thẻ:
Email cho Chuẩn Họ tên, Ngày tháng năm sinh & 1 gửi kèm file ảnh 3x4 (có thể dùng máy ảnh or điện thoại chụp trên nền trắng là được)
Chuyển khoản cho Chuẩn chi phí 250k
Hạn cuối nhận thông tin đăng ký là Thứ 6 ngày 12/04/2013
Số TK của Chuẩn: 045.100.025.8014   / Nguyễn Quang Chuẩn / Vietcombank chi nhánh Thành Công (nhắn tin cho Chuẩn khi CK để check)


Chú ý: Một số phi công có nhu cầu làm thẻ mà bị lỡ đợt vừa rồi thì có thể liên lạc với Chuẩn để làm theo nhóm lẻ (nhóm từ 2 người trở lên là được). Thời gian chờ lấy thẻ đối với nhóm lẻ là trong vòng 15 ngày.



Nộp phí thành viên HNPG năm 2013


Đến hẹn lại lên, xin mời các thành viên của HNPG tham gia đóng quỹ thành viên năm 2013.
Mục đích & số tiền đóng quỹ vẫn như năm 2012, Chuẩn xin nhắc lại vì có một số thành viên mới chưa nắm được.

1. Những thành viên mà trong năm 2013 không có kế hoạch đi bay (ví dụ: vì lý do sức khoẻ và gia đình hay công việc): xin mời đóng 50% = 200k.
2. Những người còn lại đóng 100% = 400k.
- Tên gọi của quỹ là "Quỹ phát triển CLB Dù lượn Hà Nội". Các thành viên của HNPG được mời đóng góp để góp phần phát triển HNPG;
- Những học viên đã bay solo được tính là thành viên HNPG & đủ điều kiện để đóng góp cho Quỹ phát triển HNPG.
- Thu tiền đóng góp vào đầu năm (từ ngày 01-15 tháng 01 hàng năm). (Sorry cả nhà vì năm nay thông báo muộn)
- Các thành viên tham gia từ tháng 1 đến tháng 9 đóng đầy đủ khoản này,
- Các học viên tốt nghiệp và bắt đầu tham gia bay thường xuyên với anh em HNPG trong nửa năm sau thì đóng mức phí hội viên là 1/2, còn nếu tham gia trong 3 tháng cuối năm từ tháng 9-12 thì đóng tạm thời 100k và bắt đầu đóng quỹ của năm sau vào 2 tuần đầu năm mới.
- Phí thành viên hàng năm: 400k.
- Thủ quỹ: Chuẩn làm thủ quỹ cho năm 2012. Mỗi năm bầu lại 1 lần, (năm 2013 chưa bầu lại nên vẫn tạm thời Chuẩn giữ quỹ)
- Báo cáo thu chi quỹ HNPG được làm vào cuối tháng 12 và thông báo cho tất cả mọi thành viên HNPG. HNPG cũng có thể làm báo cáo khi quỹ đã hết trước khi hết năm và kêu gọi anh em đóng thêm do có các hoạt động phát sinh: mua sắm máy móc thiết bị, tổ chức hoạt động.
Các nguồn thu của quỹ:
- Phí thành viên thường niên.
- Quảng cáo (đang tìm cách)
- Các nguồn khác (nếu có): bay đôi, bán quần áo, đồ lưu niệm, trang thiết bị, ...
Mục đích sử dụng quỹ:
- Thuê bãi hạ cánh, cất cánh, phí đường, ...;
- Bổ xung trang thiết bị phục vụ chung;
- Chi phí quan hệ địa phương, ...
- Tổ chức các hoạt động của nhóm;
- Các chi phí khác phục vụ chung cho HNPG;
Mọi người đóng góp vào quỹ phát triển HNPG vào tài khoản của Chuẩn. Hạn cuối là ngày 20-04-2013.
Nhắn lại cho Chuẩn vào Mobile 0989.890.857 khi gửi để check nhé :)

Họ tên: Nguyễn Quang Chuẩn
STK: 045.100.025.8014
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Vietcombank)


Chi Nhánh: Thành Công
email: [email protected]

Happy Landing :)

Nguyễn Quang Chuẩn

Attached Thumbnails

  • FAI-License.jpg



#6034 CHÚC MỪNG NĂM QUÝ TỴ 2013

Posted Nguyễn Như Hoa on 11 February 2013 - 07:48 AM

Chúc mừng năm mới 2013 CACE HNPG!


#6022 Paragliding World Cup Superfinal 2012

Posted Bùi Thái Giang on 19 January 2013 - 03:00 AM

18/01/2013: Task 3 77 km, quãng đường bay tối thiểu: 7 km, Paragliding World Cup Superfinal 2013
task3.jpg
Mời xem livetrack24, có thể xem trực tiếp bằng cách click vào LiveTrackingOptions http://www.livetrack24.com/tasks/828
Kết quả Task 3: phi công số 0444, Michael SIGEL, Thụy Sỹ, bay dù Gin Boomerang 9 giành vị trí thứ nhất với quãng đường bay 73.53 km.  Phần lớn các phi công không về được đích mà dừng ở km thứ 60.
Niviuk Swiss Team: Task 3 was very difficult... we hardly saw the sun all day, and yet an ambitious 80km task was set.
We spent the whole flight fighting to stay in the air and go forward. We even had to use "artificial" thermals, such as a sugar factory for most of us, and even some bush fires for Michi Sigel and Aaron Durogatti (they managed to fly a bit further than everyone else thanks to that).



#6014 Phi công Vietnam ở Bỉ

Posted Bùi Thái Giang on 16 January 2013 - 03:12 PM

Posted Image
https://sites.google...halan/home/blog


#6007 Thẻ phi công dù lượn ở các nước

Posted Bùi Thái Giang on 10 January 2013 - 09:28 PM

Tại Anh, hiệp hội quốc gia không cấp phép - nó chỉ đơn giản là làm xếp hạng phi công. Phi công không cần phải là thành viên của một câu lạc bộ địa phương để được xếp hạng.

Tuy nhiên, những yêu cầu này lại được làm theo cách khác - Phi công cần phải có xếp hạng của BHPA và thẻ thành viên BHPA để tham gia các câu lạc bộ địa phương!

Tuy nhiên xếp hạng cơ bản của PHI CÔNG CLB (tương đương với para pro 3, phi công mới) – ghi là phi công được bay "trong điều kiện câu lạc bộ" – do vậy xếp hạng về mặt kỹ thuật không có nghĩa gì nếu phi công không bay với câu lạc bộ địa phương của mình, hoặc với HLV hoặc người hướng dẫn!

Xếp hạng đúng cho phi công bay độc lập là xếp hạng phi công ở mức IPPI 4. Xếp hạng tiếp theo là PHI CÔNG CAO CẤP bao gồm các nội dung bay ngoài khuôn khổ IPPI - Đánh giá phi công và phi công cao cấp có thể có IPPI 5 bằng cách có thêm một số chuyến bay XC!

Tuy nhiên tất cả những xếp hạng ở đây không phải giấy phép vì ở Anh không có yêu cầu về pháp lý nào phải có giấy phép để bay! Tuy nhiên, chủ đất và các câu lạc bộ sẽ yêu cầu bạn có xếp hạng và bảo hiểm (thể hiện bằng thẻ thành viên BHPA) để có quyền sử dụng đất của họ.

ĐỨC & ÁO

Đăng ký 1 khóa học dù lượn, vượt qua kỳ thi và nhận thẻ phi công dù lượn tương đương mức IPPI4.

Điều này cho phép bạn bay (gần như) tất cả các điểm bay địa phương mà không cần phải có câu lạc bộ / HLV. Bảo hiểm là bắt buộc cho cả thành viên lẫn không phải thành viên DHV.

Không bắt buộc phải đăng ký thành viên DHV / OeAeC trừ khi tham gia một số cuộc thi đấu nhất định.

Cũng không bắt buộc phải là thành viên câu lạc bộ trừ một vài điểm bay của riêng một số thành viên. Hầu hết các điểm bay cho phép khách bay. Ở Áo thậm chí không phải là một vấn đề.

Để bay XC thì thẻ phi công dù lượn IPPI mức 5 là cần thiết, nâng cấp bằng không phải là khó. Một vài điểm bay (rất ít) yêu cầu phải có thẻ phi công dù lượn này để bay, nhưng mà chỉ ở Đức thôi, còn ở Áo, bạn có thể bay ở tất cả các điểm bay với thẻ phi công dù lượn bình thường.

Hiệu lực của thẻ phi công dù lượn là không giới hạn, không cần gia hạn.

THUỴ SỸ
Về cơ bản giống như Đức và Áo, có ngoại lệ là "thẻ phi công dù lượn thường" là dùng rộng hơn, mất nhiều thời gian để lấy được và bao gồm cả thẻ để bay XC và tương đương IPPI mức 5. Bảo hiểm là bắt buộc, nhưng không rõ là có cấp ngoài liên bang cho người Thụy Sỹ hay không. Người nước ngoài bay với thẻ của nước mình và có bảo hiểm miễn là họ không sống ở Thuỵ Sỹ.

Hiệu lực cũng không giới hạn. Và các phi công Thụy Sĩ cần phải có số dán trên vòm dù không giống như phi công khách.  Đây cũng là điểm riêng khá buồn cười.

Mặc dù các tiêu chí cấp thẻ IPPI thực sự là khá thấp, nhưng vẫn không dễ dàng có được. Sau khi nhận được thẻ phi công dù lượn, bạn đã mặc định là IPPI mức 4. Để được mức 5, bạn cần phải có 5 chuyến XC từ 20 km trở lên, sử dụng nhiều thermal (phần còn lại về các yêu cầu hầu như đã được đáp ứng khi bạn có thẻ phi công dù lượn).

Đối với yêu cầu là câu lạc bộ: Để có bảo hiểm của SHV (hiệp hội dù lượn Thụy Sĩ) cho bên thứ 3 thì bạn phải là thành viên. Nhưng bạn có thể có bảo hiểm cho bên thứ 3 từ bất kỳ công ty bảo hiểm nào khác mà bạn thích, nó có thể chỉ là tốn kém hơn một ít. Vì vậy, chỉ riêng chuyện đó thì không cần phải có yêu cầu là thành viên CLB.

Thụy Sĩ có khoảng 50 câu lạc bộ trên toàn quốc. Thành viên là tự nguyện đối với các phi công "bay thường xuyên". Nếu bạn muốn bay trong các giải XC của Thuỵ Sỹ (XC comp kéo dài cả năm trên XContest), hoặc bất kỳ các cuộc thi nào khác (Swiss Cup, Cup Liên đoàn Thụy Sĩ, cúp quốc gia Thụy Sĩ), bạn phải là thành viên SHV và phải có Thẻ phi công dù lượn. Thẻ phi công dù lượn chỉ có cho phi công là thành viên của câu lạc bộ.

PHÁP: Chỉ có bảo hiểm là bắt buộc, nhưng hầu như tất cả mọi người học dù lượn qua trường lớp.

Ý:
Trước tiên bạn cần gặp cảnh sát để xác nhận không có vấn đề gì về pháp lý.
Hiển nhiên có thể bỏ qua và không thể thực thi được với hàng triệu chuyến bay mỗi năm của cả người nước ngoài và không biết có bao nhiêu là người Ý.

Cũng thường thấy một số người bay không có thẻ phi công dù lượn và bảo hiểm - tạo ra những rắc rối ở một số khu vực. Về cơ bản mới chỉ từ năm 2011 khi cảnh sát bắt đầu kiểm tra ở Bassano (khu vực rất đông người bay với những điều kiện thời tiết và thời gian nhất định trong năm).

Vấn đề "tội phạm" ở đây không nói về những người bay không có thẻ phi công dù lượn, ở Italy để tham gia học và xin cấp thẻ phi công dù lượn trước tiên bạn phải chứng minh rằng hồ sơ pháp lý của bạn là sạch. Bạn đến gặp cảnh sát và nói rằng muốn thành phi công dù lượn. Cảnh sát sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn và nếu sạch sẽ thì sau ba tháng kể từ ngày yêu cầu, bạn sẽ nhận được một giấy xác nhận một rằng bạn được phép tham gia học và xin cấp thẻ phi công dù lượn.

Không biết ở các nước khác thế nào, đoán là ở các nước ít quan liêu hơn thì khi bạn xin cấp thẻ phi công dù lượn thì họ sẽ tự động kiểm tra hồ sơ của bạn chỉ bằng một cái nhấp chuột.

Bỉ-Hà Lan-Luxemburg:
Tương tự như Đức /Áo về các yêu cầu cấp thẻ phi công dù lượn, bạn không cần phải là thành viên của một câu lạc bộ. Thông thường thẻ phi công dù lượn phải đổi theo định kỳ.


Ở Hà Lan, nó thậm chí còn thú vị hơn. Về mặt pháp lý, bạn không cần phải có thẻ phi công dù lượn để bay.  Nhưng bạn cần phải có kiến ​​thức về các quy định không phận và luật hàng không. Bằng chứng là phải có giấy chứng nhận (thẻ xanh hoặc briefje blauwe bằng tiếng Hà Lan) có thể có được bằng cách thi. Nó thực sự là một phần của kỳ thi phi công dù lượn.

Bạn cần phải có bảo hiểm cho bên thứ ba.

Ngay cả đối với tàu lượn và diều lượn, theo quy định của pháp luật, bạn không cần có thẻ phi công dù lượn. Về lý thuyết điều này có nghĩa là bạn có thể làm một bài kiểm tra lý thuyết đơn giản, mua bảo hiểm, đi mua trang thiết bị (dù /diều lượn) và bắt đầu bay.

Tuy nhiên ít có cơ hội là có ai đó sẵn lòng kéo tời để bạn bay (vì ở bên này đất bằng phẳng nên chỉ có thể bay bằng tời kéo -btg).

Hà Lan có liên đoàn và họ có chương trình cấp phép và gần như tất cả các phi công đều có thẻ phi công dù lượn này. Liên đoàn cũng cấp bảo hiểm cho bên thứ ba với giá rẻ nếu bạn là thành viên. Bạn có thể trở thành thành viên của liên đoàn mà không cần có câu lạc bộ.

Thẻ phi công dù lượn 1: Có khả năng bay một mình với sự giám sát của HLV tại các điểm bay địa phương. (thi lý thuyết cơ bản)

Thẻ phi công dù lượn 2: phi công tự bay. IPPI 4 (ít nhất 40 chuyến bay, một số nội dung bay đặc biệt và thi lý thuyết)

Thẻ phi công dù lượn 3: bay XC, IPPI 5 (ít nhất 100 chuyến bay, một số nội dung bay, và một vài chuyến bay trên 45 phút và kiểm tra kiến thức về không phận)

TÂY BAN NHA:
Không rõ các yêu cầu pháp lý chính thức, nhưng không có vấn đề kiểm tra gì hết. Nhiều (quá nhiều) người chỉ đi đến điểm bay và bay, (gần như) không có ai quan tâm.


Ở Phần Lan quy định đã thay đổi trong năm nay (2011). Trước đây, phải có thẻ phi công dù lượn. Liên đoàn quốc gia (SIL) chịu trách nhiệm cấp thẻ phi công dù lượn và chỉ cấp cho các thành viên SIL (= bắt buộc phải là thành viên).

Hiện nay tình hình là khá giống như ở Anh. Không cần phải có quy định pháp lý nào là phải có thẻ phi công dù lượn để bay và không có yêu cầu đối với phi công / câu lạc bộ phải là thành viên SIL. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các câu lạc bộ là đăng ký với SIL và họ yêu cầu các phi công của họ phải là thành viên SIL chủ yếu là do trách nhiệm bảo hiểm với bên thứ 3. SIL cũng xếp hạng quốc gia cho phi công (dựa trên chương trình đào tạo đã được SIL cấp và phê duyệt) cũng như thẻ quốc tế IPPI. Có rất nhiều lý do để là một thành viên, nhưng nó không còn là bắt buộc nữa.

TÓM LẠI:
Trong đa số các nước thành viên EU mà dù lượn phát triển thì quy định không bắt buộc phải là thành viên câu lạc bộ, thậm chí cũng không cần phải là thành viên liên đoàn quốc gia. Vài trường hợp ngoại lệ với những điểm bay riêng của một số thành viên, nhưng thường chỉ phi công khách đến bay là phải thu xếp. Đôi khi là lệ phí, có lúc thì không cần.

MỸ
Bạn thường học và được đánh giá bởi HLV đã được cấp chứng chỉ. Là phi công mới (P2) bạn có thể tự bay ở các điểm bay được đánh giá theo cấp thích hợp. Câu lạc bộ của tôi duy trì khoảng 6-7 điểm bay. Ba trong số những đó (một là của trường) là cho cấp P2 và phi công P2 có thể bay bất cứ lúc nào. Những điểm khác là yêu cầu hơn về kỹ thuật và phi công P3 (IPPI4) và cao hơn có thể bay không hạn chế, nhưng phi công P2 chỉ có thể bay ở đây nếu có người hướng dẫn.

Hầu hết các phi công trong khu vực là thành viên của câu lạc bộ, đây là cách để hỗ trợ câu lạc bộ và nguồn kinh phí thu được dùng để bảo trì, nhưng phi công không cần phải là thành viên CLB để bay ở các điểm bay của chúng tôi quản lý. Nhưng họ phải tuân theo các quy tắc, ký giấy miễn trừ trách nhiệm và có thẻ phi công USHPA hợp lệ.

Một phi công mới có thể tự bay tại bất kỳ điểm bay P2 nào ở Mỹ, nhưng họ nên nghe giới thiệu về điểm bay của đại diện câu lạc bộ địa phương và ký miễn trừ của câu lạc bộ.


Úc
Phải học dù lượn qua trường được công nhận. Trước khi khóa học bắt đầu thì bạn đã phải là thành viên của HGFA (liên đoàn Diều / dù lượn Úc), họ sẽ cấp cho bạn bảo hiểm cho bên thứ 3. Khóa học về thời gian là khoảng  9 ngày và trong thời gian đó bạn là một học viên phi công. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra viết và thực hành thì bạn sẽ nhận được "Thẻ phi công dù lượn hạn chế”- điều này cho phép bạn bay trong câu lạc bộ có giám sát của một người phụ trách an toàn của câu lạc bộ (khi bay, bạn phải đeo dải dây dài 2m màu đỏ gắn với cánh dù/ đai ngồi của mình). Sau 25 giờ, bạn có thể tiếp tục ngồi thi / kiểm tra thực hành và nếu đạt thì sẽ nhận được "Thẻ phi công dù lượn trung cấp”- điều này cho phép bạn bay không hạn chế. Sau thẻ phi công dù lượn Trung cấp là thẻ phi công dù lượn cao cấp - phải thi thêm, sau đó là bay đôi, HLV, ...

Phí HGFA được trả hàng năm cũng như phí Nhà nước (ví dụ: nơi bạn sinh sống ví dụ như New South Wales, Victoria, Queensland, v.v.) và phí câu lạc bộ. Khi gia hạn thành viên HGFA có một phần trên đơn hỏi bạn thuộc câu lạc bộ nào.

Đối với những người nước ngoài bay ở Úc, họ cần phải có thẻ IPPI hợp lệ của nước mình ban hành và cũng có thể tham gia HGFA dưới dạng thành viên ngắn hạn (có giá trị trong thời gian 6 tháng).

Nơi tôi sống và bay hiện nay không có quy định về hàng không liên quan đến dù lượn (Papua New Guinea). Trước khi rời Úc, tôi đã có thẻ phi công dù lượn hạn chế và đang xin thẻ IPPI - Tôi nhận được thẻ IPPI 3. Khi quay trở lại Úc, tôi sẽ phải đăng ký lại với HGFA và thực hiện một chuyến bay kiểm tra thực hành với một HLV được công nhận trước khi bay bằng Thẻ phi công dù lượn hạn chế của mình.

Nguồn: paraglidingforum.com



#5959 giày DAKOTA

Posted Bùi Thái Giang on 30 November 2012 - 07:13 PM

ở 91 Trần Hưng Đạo đang có giầy cao cổ DAKOTA các cỡ, giá 350k, hơn nặng nhưng đi bền.  Anh em nào có nhu cầu qua lấy, nói là đội dù lượn xem có giảm giá được 50k ko.
Posted Image


#5939 Báo cáo tổng kết Giải Dù lượn Việt Nam 2012

Posted Bùi Thái Giang on 26 November 2012 - 09:56 AM

Giải Dù lượn Việt Nam 2012 được tổ chức từ ngày 16-18/11/2012 tại điểm bay Bái Nhạ trên địa bàn của các xã Ngọc Sơn và Chí Đạo thuộc huyện Lạc Sơn tỉnh Hoà Bình. Đây là giải thi đấu dù lượn chính thức đầu tiên được tổ chức ở Việt Nam do Tổng cục Thể dục Thể thao, Sở Văn hoá Thể thao & Du lịch tỉnh Hòa Bình cùng với CLB Dù lượn Hà Nội phối hợp tổ chức.

Mục đích của việc tổ chức Giải dù lượn Việt Nam 2012 lần này là nhằm:

Qua giải này đánh giá được thực trạng về trình độ và kỹ năng của các vận động viên dù lượn Việt Nam nhằm xây dựng các chương trình huấn luyện phù hợp chuẩn bị cho các vận động viên tham gia thi đấu bộ môn dù lượn tại các giải khu vực Đông Nam Á và châu lục trong thời gian tới.

Góp phần thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của bộ môn dù lượn ở Việt Nam và đưa dù lượn của nước ta hòa nhập hơn nữa với cộng đồng dù lượn các nước trong khu vực Đông Nam Á và thế giới.

Giải cũng nhằm góp phần tăng cường tình đoàn kết và hữu nghị giữa các phi công dù lượn trong nước và quốc tế.

Giải này cũng chính là cơ sở để ngành thể thao Việt Nam xây dựng hệ thống giải thi đấu dù lượn quốc gia và từng bước tham gia vào hệ thống giải thi đấu dù lượn chính thức của các nước trong khu vực.

Giải Dù lượn Việt Nam 2012 đã thu hút được sự quan tâm và tham dự nhiệt tình của các phi công dù lượn trong cả nước với và đặc biệt là các phi công dù lượn đến từ Thái Lan, Ma lai xia, In đô nê xia, CH Séc, Pháp và Đức với tổng số vận động viên đăng ký tham gia thi đấu là 43 phi công tron đó có 8 phi công nữ và 35 phi công nam:
  • Đoàn Hà Nội: có 14 phi công, 3 phi công của CLB Vietwings Hà Nội và 11 phi công của CLB Dù lượn Hà Nội trong đó có 4 vđv đã tham dự đội tuyển dù lượn Việt Nam đi tham dự Sea Games 26th tổ chức tại In đô nê xia tháng 11/2011.
  • Đoàn tp Hồ Chí Minh: 13 phi công trong đó có 3 vđv đã tham dự đội tuyển dù lượn Việt Nam đi tham dự Sea Games 26th tổ chức tại In đô nê xia tháng 11/2011.
  • Đoàn Thái Lan: 9 phi công do ông Veerayuth Didyasarin chủ tịch Hiệp hội Thể Thao Hàng Không Hoàng Gia Thái Lan làm trưởng đoàn cùng với 3 Huấn luyện viên tuyển dù lượn Thái đi cùng, các vận động viên đã đạt thành tích cao của Thái Lan là Plaifha Thongdonpum, Huy chương bạc nữ giải vô địch châu Á lần thứ nhất tại Đài Loan, 12-18/6/2012, vô địch Cúp Công Chúa Thái lần thứ 2 23-25/3/2012; Chakrit Baepphaent, Huy chương bạc đơn nam tại Sea Games 26; Vô địch cúp Nhà Vua Thái lần thứ 2; Pattarin Insornsart, Thái Lan, Huy chương đồng cúp Công Chúa Thái lần thứ 2.
  • Đoàn In đô nê xia: 3 phi công trong đó có vđv Cherry Bonaria đã đoạt Huy chương vàng nữ môn hạ cánh chính xác tại Sea Games 26th tổ chức tại In đô nê xia tháng 11/2011.
  • Đoàn Ma lai xia: 2 phi công, trong đó có vđv Nasaruddin A Bakar đã đoạt Huy chương bạc nam môn đua về đích tại Sea Games 26th tổ chức tại In đô nê xia tháng 11/2011.
  • Dẫn đầu đoàn Ma lai xia là ông Tengku Abdillah Bin Tengku Hassan, phó chủ tịch vùng Đông và Nam Á của Liên đoàn Thể thao Hàng không Quốc tế FAI, kiêm chủ tịch Liên đoàn Thể thao Hàng không Malaysia;
  • Đoàn CH Séc: 1 phi công
  • Đoàn CHLB Đức: 1 phi công
Sự có mặt của các phi công dù lượn hàng đầu của các nước khu vực đã làm cho Giải Dù lượn Việt Nam 2012 trở nên hấp dẫn và có tính cạnh tranh cao, giúp các phi công dù lượn của Việt Nam có điều kiện cọ xát và thi đấu cùng với những phi công dù lượn quốc tế có kinh nghiệm và kỹ thuật tốt. Với đa phần các phi công dù lượn của ta mới tham gia thi đấu lần đầu thì đây là cơ hội tốt để học hỏi kinh nghiệm của các phi công quốc tế và làm quen với thể thức thi đấu hiện hành của thế giới về nội dung hạ cánh chính xác.

Giải Dù lượn Việt Nam 2012 được tổ chức theo đúng các quy định về kỹ thuật của Liên đoàn Thể thao Hàng không Quốc tế (FAI) nhờ có sự giúp đỡ nhiệt tình của Liên đoàn Thể thao Hàng không Ma lai xia với việc cử các trọng tài quốc tế FAI là các ông Arif Bin Ibrahim; Ismail Bin Hassan và Fadzal Bin Kipali là những trọng tài dù lượn có kinh nghiệm nhiều năm tổ chức và làm trọng tài trong các giải đấu lớn của châu lục và khu vực, các trọng tài quốc tế FAI của Ma lai xia đã giúp điều hành và hỗ trợ công tác trọng tài của giải nhằm đảm bảo cho giải được tổ chức công bằng, an toàn và thành công.

Các trọng tài quốc tế FAI của Ma lai xia còn giúp tổ chức khoá tập huấn cho 20 trọng tài dù lượn đầu tiên của Việt Nam, và các trọng tài của Việt Nam với sự hỗ trợ của các trọng tài Ma lai xia đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình là làm trọng tài cho Giải Dù lượn Việt Nam 2012 thành công tốt đẹp.

Giải dù lượn Việt Nam 2012 đã được thành công tốt đẹp với trên 200 lượt cất cánh và hạ cánh an toàn của các vận động viên dù lượn.  Công tác trọng tài và chuyên môn của giải được các đội trong và ngoài nước đánh giá hết sức cao, đặc biệt là là ông Tengku Abdillah Bin Tengku Hassan, phó chủ tịch vùng Đông và Nam Á của Liên đoàn Thể thao Hàng không Quốc tế FAI đánh giá hết sức cao năng lực tổ chức và sự nhiệt tình của các thành viên CLB dù lượn Hà Nội trong việc tổ chức thành công Giải dù lượn Việt Nam 2012, CLB Dù lượn Hà Nội có đầy đủ năng lực về kỹ thuật để tổ chức những giải lớn về Dù lượn trong khu vực.

Trong thời gian tới với cương vị là phó chủ tịch vùng Đông và Nam Á của Liên đoàn Thể thao Hàng không Quốc tế FAI, ông Tengku Abdillah Bin Tengku Hassan hứa sẽ giúp CLB Dù lượn Hà Nội nhằm tăng cường hơn nữa năng lực thông qua những hỗ trợ kỹ thuật như tập huấn huấn luyện viên dù lượn, trọng tài quốc tế dù lượn, huấn luyện vận động viên, giúp xây dựng hệ thống kiểm tra và xếp hạng vận động viên dù lượn, v.v.

THỐNG KÊ KẾT QUẢ CỦA GIẢI
1.   Thành phần tham dự:
  • Tổng số phi công đăng ký tham gia: 47
  • Số phi công hoàn thành đủ các vòng tính điểm: 43
  • Việt Nam: 27
  • Thái Lan: 9
  • Indonesia: 3
  • Malaysia: 2
  • CHLB Đức: 1
  • Cộng Hòa Séc: 1
  • CH Pháp: 1
Có sự khác biệt về số phi công đăng ký tham gia & phi công thi đấu chính thức do một số phi công sau ngày tập luyện đầu tiên 16/11 đã xin nghỉ không tiếp tục tham gia.

2.   Kết quả thi đấu:
Sau khi kết thúc giải đấu BTC đã trao 3 bộ huy chương gồm các nội dung: Cá nhân nam, Cá nhân nữ & Cá nhân tính riêng cho các phi công Việt Nam.

a. Cá nhân nam

Huy chương Vàng: Chakrit Baepphaent , 110 điểm / Thái lan

Huy chương Bạc: Tanapat Luangiam, 137 điểm / Thái lan

Huy chương Đồng: Phati Kosalaraksa, 340 điểm / Thái lan

b. Cá nhân nữ

Huy chương Vàng: Plaifha Thongdonpum, 708 điểm / Thái lan
Huy chương Bạc: Pattarin Insornsart, 886 điểm / Thái lan
Huy chương Đồng: Nutcha Prariyapanish, 924 điểm / Thái lan

c.  Cá nhân Việt Nam

Huy chương Vàng: Hoàng Mộng Long, CLB Vietwings Hà Nội, 845 điểm
Huy chương Bạc: Lưu Minh Hoàng Sơn, tp Hồ Chí Minh, 859 điểm
Huy chương Đồng: Nguyễn Quang Chuẩn, CLB Dù lượn Hà Nội, 1092 điểm


Góp phần vào sự thành công của giải còn có sự đóng góp rất lớn của các cơ quan truyền thông là các đài truyền hình, phát thanh, báo mạng, báo viết đã theo chân các vận động viên & Ban tổ chức trong suốt giải, đã đưa tin kịp thời đến khán giả trong và ngoài nước về giải Dù lượn Việt Nam 2012. Sự có mặt & đóng góp của các cơ quan truyền thông góp phần quyết định trọng việc làm cho giải Dù lượn Việt Nam 2012 trở thành ngày hội thật sự của nhân dân địa phương, góp phần đưa giải đấu & môn thể thao Dù Lượn đến gần với khán giải hơn.

Một điều nữa hết sức quan trọng là có sực đóng góp và hỗ trợ của các nhà tài trợ là Máy lọc nước Pacific, Hệ thống cửa hàng Sản Phầm Sáng Tạo, Công ty cổ phần du lịch khám phá Việt Nam, Công ty Isuzu Thăng Long, các nhà tài trợ đã nhiệt tình ủng hộ giải đấu góp phần kinh phí không nhỏ để giúp tổ chức thành công giải đấu.

Với việc tổ chức thành công Giải dù lượn Việt Nam 2012, CLB Dù lượn Hà Nội sẽ rút kinh nghiệm chuyên môn và có những thay đổi quan trọng trong công tác huấn luyện và chuẩn bị cho vận động viên của mình để sẵn sàng tham gia thi đấu các giải trong nước và các giải đỉnh cao về dù lượn trong khu vực trong thời gian tới.

CLB Dù lượn Hà Nội sẽ củng cố bộ máy tổ chức để đưa hoạt động Dù lượn đi vào nề nếp và hoạt động phù hợp với các quy định của nhà nước, khẳng định vai trò đi đầu trong Dù lượn Việt Nam của Dù lượn Hà Nội, từng bước chuẩn hoá các hoạt động của CLB theo các quy định của Liên đoàn Thể thao Hàng không Quốc tế FAI và thông lệ quốc tế, để Dù lượn Hà Nội nhanh chóng hoà nhập thành một bộ phận quan trọng của phong trào dù lượn khu vực và quốc tế.


#5896 Mùa của các kỷ lục dù lượn ở Bra xin – trên 500 km!

Posted Bùi Thái Giang on 01 November 2012 - 02:17 AM

Vùng Đông Bắc Bra xin được coi là nơi tốt nhất trên thế giới để phá kỷ lục đối với dù lượn và diều lượn. Hơn 20 năm qua các phi công từ khắp mọi nơi trên thế giới đã đến Quixadá, bang Ceará để tìm kiếm những kỷ lục bay có thể là của bản thân mình, hay khu vực hoặc toàn cầu.

Năm 2012, nhà sản xuất dù lượn Sol tổ chức một chương trình bay với sự tài trợ và hỗ trợ của các hãng Flymaster, Amarok của Volkswagen, đó là Chương trình bay đường dài vùng Đông Bắc, một chương trình thám hiểm dù lượn nhằm tìm kiếm các kỷ lục thế giới. Trong khoảng thời gian 30 ngày là mùa bay của vùng đất hẻo lánh này, các phi công dù lượn Marcelo Prieto, Donizete Lemos, Samuel Birth, Frank Brown, Hernan Pitocco và Andre Fleury sẽ tìm kiếm những điều kiên cột khí nóng và gió thuận lợi để bay những khoảng cách xa nhất có thể, vượt qua những vùng đất xa lạ và quan trọng hơn là lập các kỷ lục.

Posted Image

Hàng loạt các phi công đã bay trên 400 km trong suốt tuần qua, khu vực Đông Bắc của Brazil đã chính thức bắt đầu mùa của các kỷ lục bay dù lượn. Năm nay, chương trình “bay đường dài Nordeste” kinh điển do hãng dù lượn Sol tổ chức đã trở thành chương trình thám hiểm của Amarok (Amarok Expedition), với 6 phi công đặt mục tiêu bay hơn 500km và do đó phá kỷ lục thế giới về khoảng cách của một đội bay. Họ đã thiết lập 2 kỷ lục mới.

Chuyến bay lớn đầu tiên từ Quixada năm nay do phi công người Brazil Olympio Faissol thực hiện với cánh dù Ozone R10 vào ngày thứ Sáu 19/10 với khoảng cách là  443,5 km. Sau đó, Olympio đã bay một khoảng cách cực kỳ tuyệt vời là 462,4 km vào thứ hai 22/10.  Như vậy Olympio Faissol đã lập kỷ lục thế giới mới về quãng đường bay cất cánh từ trên núi.  Anh Olympio cảm thấy hết sức bình thường về việc này, và vẫn nghỉ ngơi vui chơi trên bãi biển ở Jericoacoara, anh cho rằng kỷ lục này có thể sớm bị phá ở ngay tại điểm bay này.  Các bạn có thể xem đường bay của anh ở đây với một phần đáng kể là bay ở ngay trên quê mình: http://www.xcbrasil....do/flight/61246

Đội bay Amarok Expedition nhanh chóng bắt kịp kỷ lục của Olympio với quãng đường 462,6 km vào ngày thứ Ba 23/10 với 6 thành viên: Frank Brown, André Fleury, Donizete Lemos, Samuel Nascimento, Cecéu Prieto và Hernan Pitocco. (Điều đó xảy ra, sau khi đã thiết lập kỷ lục thế giới về quãng đường bay qua 3 điểm đã báo trước là 286km vào ngày 19/10).   Các đội vẫn đang cố gắng vượt qua mốc 500 km. (Không có kỷ lục chính thức của Liên đoàn Thể thao Hàng không Quốc tế (FAI) riêng cho loại hình cất cánh từ trên núi.)

Đây là chuyến bay tập thể dài nhất từ trước tới nay được thực hiện bằng dù lượn và chuyến bay dài thứ 2 trên thế giới (chuyến bay dài nhất cất cánh bằng chân từ trên núi), 6 phi công đã phá kỷ lục về khoảng cách đến đích của FAI trước đây là 424km và tìm cách hạ cánh trong phạm vi 1 km sau khi đã bay cùng nhau trong 10 giờ và 40 phút, từ 6h30 sáng!

Siêu sao bay nhào lộn người Argentina là Hernan Pitocco cho biết họ đã trải qua đủ tất cả các loại điều kiện trong suốt chuyến bay từ chuyện thermal (khối khí nóng) yếu và bay thấp lúc đầu rồi đến một vài điều kiện mạnh hơn từ 10 giờ sáng trở đi:
Posted Image
“Chúng tôi đã bay suốt cả một ngày trời và trải qua tất cả các loại điều kiện ở đây, phải tìm cách sống sót trong điều kiện bay buổi sáng nhờ vào những thermal nhỏ và yếu, trôi dạt theo gió trên đường đến điểm đã chọn, … Cũng có những lúc bay rất thấp và có lúc đã phải chuẩn bị hạ cánh, … Nhưng rồi chúng tôi đã tìm cách trụ lại trên không cho đến 10:00 sáng, khi đó điều kiện bay tốt dần lên và bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn với thermal lớn hơn và mạnh hơn và trần mây cao hơn …

Khu vực này là khá hoang dã và hầu như trong mọi lúc là khó mà tìm thấy được một điểm hạ cánh tốt, đặc biệt là khi chúng tôi bay quá tập trung vào mục tiêu của mình và không để ý đến bất cứ điều gì khác … Tất cả chúng tôi đã từng rơi vào cảnh tìm cách thoát khỏi độ cao thấp chừng 50 mét so với mặt đất và không thể hạ cánh với một đại dương “jurema” là các cây bản địa cao 3 mét, là loài cây có gỗ rất chắc và cứng có rất nhiều gai, chúng có thể làm hỏng cánh dù và có thể làm xước người hết sức tệ trước khi bạn tìm cách thoát ra được. Chúng tôi biết là nếu hạ cánh xuống đó thì có thể sẽ phải qua đêm trong rừng. Từ khoảng 12h00 đến 15h00, chúng tôi đã đạt được kết quả bay tính trung bình tốt nhất với tốc độ bay thực sự tốt và điều kiện phố mây (cloud streets) tuyệt vời.

Khi chúng tôi bay đến khoảng cách 400 km, mặt đất bắt đầu có màu xanh. Đó là sự tương phản lớn với trạng thái siêu khô hạn ở Ceara, và khi vượt qua sông Pamaiba (một bang giáp biên) ở khoảng cách 425km mọi thứ đều là một màu xanh cây cỏ, tất cả đều là rừng. Sau đó, bầu trời trở nên xám xịt vì có nhiều đám cháy nhỏ, các cột khói bốc cao, và đột nhiên, không có thermal nữa, … Sau đó là một đường lượn cuối cùng nhau trong ánh hoàng hôn. Tôi đã bay xuống đến 400 mét so với mặt đất và cảm thấy lại chạm phải vùng nhiệt độ cao nữa.  Ở khoảng cách 4 km trước mặt tôi có một chỗ nhỏ để hạ cánh, một trang trại nhỏ ở giữa rừng rậm và chỉ đủ độ cao để lướt đến đó …!  Tôi tin rằng khó có thể phá vỡ kỷ lục này nếu bay một mình. Chúng tôi bay thành một đội, giúp đỡ nhau … Rõ ràng là bay cùng nhau chúng tôi bay nhanh hơn nhiều”.

Đội bay “Expedition Amarok” sẽ còn ở lại Quixada để theo đuổi kỷ lục bay đường dài (XC) dài nhất thế giới cho đến ngày 21 tháng 11. Nhiều phi công quốc tế khác cũng sẽ có mặt ở đó, để hưởng những điều kiện bay tuyệt vời của vùng Đông Bắc Brazil cho những kỷ lục về khoảng cách bay.

Video giới thiệu ”Amarok Expedition”


Các bạn có thể vào trang Facebook của Hernan Pitocco theo địa chỉ này:http://www.facebook....329185327112237
Nguồn:
http://www.ojovolado...orld/?show=1850
http://www.xcnordeste.com.br/
http://www.flyozone....headlines/20827


#5894 Thẻ clb dù lượn Hà Nội

Posted Bùi Thái Giang on 31 October 2012 - 03:06 PM

Thông tin mới nhất của 34G Trần Phú: từ tháng 11 trở đi thì chỉ có 1 thẻ CLB cấp theo tháng với hạn mức 20l/tháng và phải nộp phí quản lý 'đối tượng' sử dụng thẻ = 200k/tháng, nghĩa là giá bia CLB là 5 nghìn 1 cốc nửa lít + tiền mồi


#5883 TOP GUN III MỪNG GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10.10

Posted Hỏa Tuệ Tâm on 13 October 2012 - 11:21 PM

Trong  lúc chờ dán bia
#1
Posted Image




#5836 Chase Camera

Posted Đặng Quốc Tuấn on 25 September 2012 - 09:19 AM

Từ trước đến giờ Thắng Tẩy đeo máy quay trên đầu thì khi lao vào chè vẫn có thể lấp liếm là không phải mình được. Giờ máy quay gắn ngay sau thế này thì chối vào đâu??? :-D


#5799 TOP GUN III MỪNG GIẢI PHÓNG THỦ ĐÔ 10.10

Posted Nguyễn Quang Chuẩn on 10 September 2012 - 09:59 AM

Thông báo mới nhất Cup TOPGUN 2012
Nhân kỉ niệm ngày lễ lớn đồng thời để có hoạt động cho ace HNPG ''chống móm" cho những ngày thời tiết không thuận, đội dân quân tự vệ HNPG sẽ tổ chức giải TOP GUN III.
Chú ý:
  • Đề nghị ACE đến đúng thời gian quy định.
  • Tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của các HLV trong trường bắn.
  • Giữ trật tự, không cười nói quá ồn ào ở trường bắn.
  • Nếu có thì nên mang theo kính bảo hộ màu trắng (50k /cái) để bảo vệ mắt, nút tai chống ồn, mũ áo chống nắng.
Một vài hình ảnh TOPGUN II

Posted Image

Phổ biến nội quy trước khi bắn.



Posted Image

Dáng chuẩn nhưng bắn lại ko chuẩn :D

Posted Image

Mẫu áo TOPGUN III

Posted Image

Posted Image

Posted Image

Posted Image


#5675 Ảnh dù lượn - lục lọi & nhặt nhạnh gần xa

Posted Bùi Thái Giang on 17 August 2012 - 03:00 PM

Ảnh dù lượn của tạp chí Cross Country
Số 106
Posted Image

Posted Image

Số 107
Posted Image
Số 109
Posted Image


#5667 Hướng dẫn cách gấp dù lượn bằng giấy

Posted Đào Phương Huy on 09 August 2012 - 01:58 PM

Có rất nhiều cách để bạn có thể gập được một mô hình khí động học bằng giấy. Những mô hình gấp giấy phổ biến nhất mà mọi người thường biết đến là máy bay giấy.

Trong video hướng dẫn lần này sẽ chỉ cách cho bạn tự làm một mô hình bay bằng giấy hoàn toàn mới, cực kỳ đơn giản, thú vị và đặc biệt là rất dễ làm, đó chính là mẫu dù lượn giấy, một trong những mô hình khí động học gấp giấy lạ mắt nhất!




Cũng là một dạng sở hữu cá nhân cho những ai chưa mua được dù. Hoặc ít ra cũng mang lại cảm giác bay lượn khi chưa được bay chính thức. Biết dâu mẫu dù giấy này sẽ trở thành một thiết bị đo gió hoặc không cũng giúp các chuyến đi không air bone được thì cũng có cái gì đó bay ra từ điểm cất cánh.


#3951 Ảnh dù lượn - lục lọi & nhặt nhạnh gần xa

Posted Bùi Thái Giang on 11 August 2010 - 06:04 PM

Don't worry, Be flying!

Posted Image


#3945 Ảnh dù lượn - lục lọi & nhặt nhạnh gần xa

Posted Bùi Thái Giang on 10 August 2010 - 10:12 AM

Posted Image


#3838 Ảnh dù lượn - lục lọi & nhặt nhạnh gần xa

Posted Bùi Thái Giang on 05 July 2010 - 11:43 AM

130-cover.jpg
ảnh bìa 1 - số 130 cross country