Thông tin giải dù lượn Việt Nam 2012

GIẢI DÙ LƯỢN VIỆT NAM 2012

Trân trọng kính mời tất cả các phi công ở Việt Nam không phân biệt CLB & phi công ở các nước trong khu vực tham dự GIẢI DÙ LƯỢN VIỆT NAM 2012. Sau đây là thông tin giải đấu:

I. THÔNG TIN GIẢI ĐẤU

  • Ban tổ chức: Tổng cục Thể dục Thể thao, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hòa Bình
  • Đơn vị phối hợp thực hiện: Câu lạc bộ dù lượn Hà Nội
  • Đối tượng tham gia: Chào đón các phi công dù lượn ở Việt Nam và trên thế giới đăng ký tham gia, không phân biệt CLB, Quốc gia, ngôn ngữ,
  • Thời gian:Từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 11 năm 2012
  • Địa điểm: Bái Nhạ, Ngọc Sơn, Lạc Sơn, Hòa Bình, Việt Nam
  • Tọa độ: 20.4421,105.3826
  • Độ cao điểm cất cánh 600m
  • Độ cao điểm hạ cánh 60m
  • Chênh lệch độ cao 540m
  • Nội dung thi đấu Hạ cánh chính xác
  • Số vòng tối thiểu 1 vòng
  • Số vòng tối đa 7 vòng
  • Ngày luyện tập chính thức Ngày 16 tháng 11 năm 2012

II. LỊCH THI ĐẤU

Ngày 16/11

Từ 08h00-17h00 Ngày tập luyện chính thức, có tính điểm
Ngày 17/11.

09h00 Khai mạc
9h30-17h: Thi chính thức
Ngày 18/11

08h30-16h00: Ngày thi chính thức
16h00-17h00: Bế mạc, trao giải

III. ĐĂNG KÝ THAM GIA:

Các vận động viên tham dự phải đăng ký với ban tổ chức bằng văn bản hoặc đăng ký trực tuyến không muộn hơn ngày 5 tháng 11 năm 2012.
Đăng ký trực tuyến: Link đăng ký
Đăng ký qua email và trực tiếp:
• Người nhận đăng ký: Nguyễn Trần Thị Anh (Trần Anh Anh)
• Điện thoại: 093-555-1858
• Địa chỉ e-mail: [email protected]
• Tiêu đề email: Đăng ký tham dự “Giải dù lượn Việt Nam mở rộng 2012” có ghi tên đầy đủ của người gửi.
• Tải mẫu đăng ký dự thi tại đây: Link download

Chú ý: Việc đăng ký trên đây chỉ để làm danh sách VĐV. Khi đến địa điểm thi đấu VĐV cần mang theo 01 ảnh 3×4 để hoàn thiện thủ tục đăng ký chính thức như mẫu đăng ký ở file download.

IV. LỆ PHÍ THAM DỰ

1. Lệ phí tham dự là 1.000.000 Đ (một triệu đồng) bao gồm:
• 3 bữa trưa (3 ngày luyện tập chính thức tới kết thúc thi đấu)
• Di chuyển từ chỗ ở đến điểm hạ cánh và điểm cất cánh
• Áo chính thức của giải
• Giấy chứng nhận tham gia

2. Lệ phí tham dự nộp kèm với đơn đăng ký tham dự (hạn cuối ngày 5/11/2012)
Cách thức nộp:
Nộp trực tiếp:
– Nguyễn Quang Chuẩn
– Số điện thoại: 0989 890 857
• Nộp chuyển khoản:
– Nguyễn Quang Chuẩn
– STK: 001.100.1836.046
– Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Trần Quang Khải, Hà Nội

3. Lệ phí tham dự không bao gồm các chi phí sau:

• Chi phí khách sạn của vận động viên trong các ngày thi đấu.
• Chi phí đi lại của vận động viên tới/rời điểm bay (ví dụ như chi phi đi từ Hà Nội đến điểm bay tại Hòa Bình và ngược lại)
• Chi phí ăn sáng và ăn tối của vận động viên.
• Ban tổ chức sẽ hỗ trợ tối đa trong việc cung cấp thông tin cho các vận động viên trong việc đi lại, ăn tại địa điểm thi đấu.
• Vận động viên có yêu cầu ban tổ chức đặt hộ khách sạn, ăn uống và đi lại, xin vui lòng liên hệ với ban tổ chức.

V. GIẢI THƯỞNG

CÁ NHÂN NAM
– Huy chương vàng + Giấy chứng nhân
– Huy chương bạc + Giấy chứng nhận
– Huy chương đồng + Giấy chứng nhận

CÁ NHÂN NỮ
– Huy chương vàng + Giấy chứng nhân
– Huy chương bạc + Giấy chứng nhận
– Huy chương đồng + Giấy chứng nhận

ĐỒNG ĐỘI (đội gồm 4 phi công)
– Huy chương vàng cho đội đứng thứ nhất
– Huy chương bạc cho đội đứng thứ hai
– Huy chương đồng cho đội đứng thứ ba

VI. ĐIỀU LỆ VÀ CÁC QUY ĐỊNH THI ĐẤU CỦA GIẢI DÙ LƯỢN VIỆT NAM MỞ RỘNG 2012
1. Địa điểm:
2. Số vòng thi đấu
3. Quy định về thứ tự cất cánh
4. Cất cánh và hạ cánh
5. Thời gian chuyến bay
6. Tiếp cận hạ cánh
7. Hạ cánh chính xác
8. Tín hiệu mất an toàn
9. Cách ghi điểm
10. Kết quả
11. Bay nguy hiểm
12. Tần số bộ đàm
13. Trang thiết bị
14. Khiếu nại
15. Luật và Quy định thi đấu áp dụng

1. Địa điểm:
– Địa điểm thi đấu tại Bái Nhạ, Ngọc Sơn, Lạc Sơn, Hòa Bình, Việt Nam
– Tọa độ điểm cất cánh: 20.4421,105.3826
– Độ cao điểm cất cánh 600m
– Độ cao điểm hạ cánh 60m
– Chênh lệch độ cao 540m

2. Số vòng thi đấu:
– Tối đa là 7 vòng
– Tối thiểu là 1 vòng

3. Quy định về thứ tự cất cánh
– Thứ tự cất cánh của các vận động viên sẽ được bốc thăm vào ngày thi đấu đầu tiên khi đăng ký.
– Các ngày thi đấu tiếp theo, vị trí xếp hạng chung sẽ xác định thứ tự cất cánh.
– Với vòng thi đấu cuối, các vận động viên sẽ cất cánh theo thứ tự ngược lại so với vị trí xếp hạng thi đấu hiện tại. Ban tổ chức sẽ cung cấp cho mỗi vận động viên số để đeo trên ống chân và dán trên mũ.

4. Cất cánh và hạ cánh
– Vận động viên tham gia thi đấu phải có kỹ năng cất cánh tốt với gió bằng không cũng như gió mạnh.
– Ở điểm cất cánh, người chỉ huy cất cánh hoặc Trưởng ban tổ chức có quyền quyết định tạm dừng hoặc cho thôi hẳn một vận động viên nào đó không tham gia cuộc thi nếu người đó cho thấy không thể cất cánh một cách an toàn trong điều kiện gió và thời tiết trong phạm vi cho phép bay.
– Một lần cất cánh hỏng hoặc nảy sinh vấn đề uy hiếp an toàn ngay sau khi cất cánh (không phải do vận động viên kiểm tra thiếu chu đáo trước khi bay) mà dẫn đến phải hạ cánh ở điểm cất cánh, hoặc không trúng đích, sẽ được cất cánh lại đối với vòng thi đấu đó.
– Vận động viên phải cất cánh và bay theo thứ tự đã được công bố, trừ khi được chỉ huy điểm cất cánh cho phép trước đó.
– Vận động viên phải đeo số thi đấu của mình như đã hướng dẫn khi đăng ký trong mỗi lần cất cánh để dễ quan sát.
– Vận động viên chưa sẵn sàng bay theo thứ tự này khi được gọi lên để cất cánh hoặc cất cánh không được sự cho phép của chỉ huy điểm bay sẽ phải nhận điểm tối đa.
– Vận động viên không có mặt tại điểm cất cánh sẽ được ghi là vắng mặt trong kết quả của vòng thi đấu đó và số điểm nhận được sẽ là tối đa.
– Vận động viên nào không bay sẽ được ghi là không thực hiện bay và số điểm nhận được sẽ là tối đa ở vòng thi đó.
– Vận động viên bay lại có thể bay theo thứ tự bất kỳ do chỉ huy điểm bay quy định. Việc bay lại cũng có thể được thực hiện trong vòng thi tiếp theo.
– Giãn cách cất cánh giữa các vận động viên là 90 s/người.

5. Thời gian chuyến bay
– Vận động viên phải hạ cánh gần như đúng theo thứ tự cất cánh.
– Vận động viên phải bay về khu vực đích ngay sau khi đã lấy đủ độ cao.

6. Tiếp cận hạ cánh
Các vận động viên đều được quyền như nhau trong hạ cánh chạm đích. Các vận động viên được cho phép đủ thời gian bay đến khu vực đích thẳng từ điểm cất cánh và thực hiện tiếp cận hạ cánh một cách cẩn thận vào điểm đích.

7. Hạ cánh chính xác
– Các vận động viên ghi điểm theo khoảng cách tính bằng xăng ti mét (cm) tính từ điểm chạm đất đầu tiên của cơ thể trong phạm vi từ mép đĩa đặt tại tâm đến điểm xa nhất là 1000 cm;
– Khu vực đo tính điểm sẽ được đánh dấu bằng các vòng 5 m và 10 m;
– Phải tiếp đất bằng chân. Không được để ngã và nếu vận động viên bị ngã thì sẽ nhận điểm tối đa;
– Ngã được coi là khi mà bất kỳ phần nào của cơ thể hoặc thiết bị (trừ hệ thống tăng tốc hay để chân) chạm đất trước khi cánh dù chạm đất;
– Nếu vận động viên tiếp đất bằng cả 2 chân cùng lúc và điểm chạm đầu không thể xác định thì điểm xa nhất của vết chân được tính;
– Vận động viên hạ cánh ngoài vùng đích phải báo cho tổ trọng tài càng sớm càng tốt. Nếu không làm điều này sẽ bị mất quyền khiếu nại để bay lại.

8. Tín hiệu mất an toàn
– Tín hiệu để vận động viên đang bay trên không rời khỏi khu vực tâm đáp vì lý do an toàn sẽ do người trọng tài đứng ở tâm vẫy cờ hiệu màu đỏ hoặc theo lệnh qua bộ đàm.
– Vận động viên được phép cất cánh lại nếu có tín hiệu mất an toàn trong trường hợp có 2 vận động viên cùng tiếp cận khu vực tâm tính điểm cùng lúc.

9. Cách ghi điểm
– Điểm của cá nhân là tổng tất cả điểm mà vận động viên đó đạt được sau bẩy (7) hoặc nhiều hơn vòng thi đấu đã hoàn tất, bỏ đi điểm xấu nhất. Người chiến thắng sẽ là vận động viên đạt tổng số điểm thấp nhất của tất cả các vòng bay trong kỳ thi đấu.
– Để xác định đội vô địch, tất cả các điểm số của 3 thành viên tốt nhất trong đội sẽ được tính. Tính cả những điểm xấu nhất trong tính điểm của đội. Nếu đội nào có ít hơn 3 vận động viên, thì sẽ nhận điểm tối đa đối với mỗi vòng thi đấu mà không có vận động viên tham gia.

10. Kết quả
Ngay khi kết thúc mỗi vòng thi, trọng tài sẽ đưa kết quả thi đấu

lên bảng thông báo. Đây là điểm thi đấu tạm thời có ghi rõ ngày giờ. Phải nộp mọi khiếu nại về điểm số tạm thời lên Ban tổ chức trong vòng 2 giờ kể từ khi kết quả thi đấu được công bố, trừ vòng cuối cùng, khiếu nại phải nộp trong vòng 1 giờ.

11. Bay nguy hiểm
Các trường hợp được xem là bay nguy hiểm sẽ được ban tổ chức phổ biến trong các buổi họp kỹ thuật trước khi thi đấu.
Trong trường hợp được coi là bay nguy hiểm ban tổ chức thực hiện xử lý như sau:
– Lần đầu vi phạm: cảnh cáo;
– Lần thứ hai: điểm số tối đa cho vòng thi đấu;
– Lần thứ ba vi phạm: loại khỏi cuộc thi;
– Trọng tài chính và chỉ huy điểm bay sẽ báo cáo với Trưởng ban an toàn và Trưởng ban tổ chức giải về sự cố bay nguy hiểm và đưa ra biện pháp xử lý thích hợp;
– Đối với các vi phạm quy định khác: cũng được xử lý tương tự như đối với bay nguy hiểm.

12. Tần số bộ đàm
– Các vận động viên thi tham gia phải có bộ đàm VHF.
– Bộ đàm được dùng để giữ liên lạc giữa các vận động viên và lãnh đạo đội và Ban Tổ chức, không được sử dụng bộ đàm cho mục đích cung cấp các thông tin tạo lợi thế khi thi đấu hoặc chỉ huy hay hướng dẫn bay. Không được sử dụng bộ đàm hoặc các thiết bị liên lạc khác trong khi bay thi đấu, trừ trường hợp khẩn cấp. Chỉ cho phép sử dụng tần số quy định của Ban Tổ chức. Tần số chính thức sử dụng trong cuộc thi sẽ được thông báo trước khi thi đấu.

13.Trang thiết bị
Mỗi phi công phải trang bị:
a) Cánh dù (đạt kiểm định của LTF / DHV hoặc các tổ chức kiểm định được quốc tế công nhận);

  • Cánh dù đạt kiểm định đến cấp LTF 2-3 hoặc tương đương có thể được sử dụng trong giải thi đấu này.
  • Sẽ phải dùng bộ dù lượn đã đăng ký để bay trong suốt thời gian diễn ra giải thi đấu. Chỉ cho phép những trường hợp cần thiết phải sửa chữa. Nếu Trưởng ban tổ chức cho phép thay thế bộ dù lượn tạm thời hoặc vĩnh viễn vì lý do hư hỏng hoặc mất mát ngoài khả năng kiểm soát của phi công, thì có thể được thay bằng một bộ dù giống hệt về nhãn mác và loại mẫu dù, hoặc một bộ dù lượn có tính năng tương tự.
  • Vào bất kỳ thời điểm nào trong thời gian diễn ra giải thi đấu, đơn vị tổ chức có quyền kiểm tra bất kỳ bộ dù lượn nào đang thi đấu, và nếu cần thiết, cho dừng bay vì lý do an toàn. Cũng có thể áp dụng bất kỳ hình phạt nào được nêu trong điều lệ và các quy định của giải đối với việc không tuân theo đúng cấp hoặc các tiêu chuẩn để đủ điều kiện bay.

b) Đai ngồi (nên sử dụng loại đai được kiểm định theo tiêu chuẩn EN1651 và LTF09 hoặc tương đương)
c) Dù dự bị (nên sử dụng loại đạt kiểm định của LTF / DHV hoặc cơ quan kiểm định được quốc tế công nhận)
d) Mũ bảo hiểm (nên sử dụng loại đạt tiêu chuẩn EN966 dùng cho Diều & Dù lượn)
e) Nên sử dụng giày có bảo vệ cổ chân.
f) Phải có bộ đàm VHF.

14. Khiếu nại
– Khiếu nại và kháng nghị được giải quyết theo thủ tục nêu tại mục 7c và mục tổng quát a. Khiếu nại phải do Lãnh đạo đội gửi lên trưởng hoặc phó Ban Tổ chức giải và cần thực hiện hết sức nhanh chóng để giải quyết kịp thời. Các bước thủ tục là như sau:
– Ngay khi hạ cánh vận động viên không ký vào biên bản ghi kết quả vòng thi đấu mà báo cho Trọng tài chính hoặc trọng tài mà mình phản đối kết quả và nói rõ lý do phản đối và phần luật lệ liên quan.
– Đội trưởng của vận động viên này sẽ nộp kháng nghị bằng văn bản không trong vòng hai giờ lên Trọng tài chính là người sẽ quyết định họp các trọng tài nếu cho là cần thiết. Riêng vòng cuối cùng, các khiếu nại phải nộp trong vòng 1 giờ ngay sau khi ngày thi đấu kết thúc.
– Phí kháng nghị là 500.000 đ (năm trăm nghìn đồng) và sẽ được trả lại nếu kháng nghị được chấp nhận.

15. Luật và Quy chế thi đấu
– Luật thi đấu của Liên đoàn Thể thao Hàng không Quốc tế (FAI) về hạ cánh chính xác phần 7c.
– Luật và các quy định riêng của giải Giải dù lượn Việt Nam 2012 được xem xét và áp dụng trước.

Bình luận

comments