Kỷ lục thế giới bay bằng diều lượn – 761km

Dustin Martin và Jonny Durand lập kỷ lục thế giới về bay bằng diều lượn ở Zapata với quãng đường bay là 761km

Dustin Martin sau khi bay 761km. Ảnh: Wills Wing / Facebook

Ngày 3/7/2012 Dustin Martin và Jonny Durand đã phá kỷ lục thế giới về khoảng cách bay xa nhất bằng diều lượn, cả hai đã bay khoảng 761km từ Zapata, Texas, Mỹ.

Cả hai phi công đang tham gia Chương trình săn tìm kỷ lục thế giới, một

cuộc thi hàng năm của các phi công diều lượn săn tìm kỷ lục bay bằng diều lượn tranh thủ những điều kiện thuận lợi của ngày dài hơn và có thể bay thật sớm ở vùng trung Texas.

Theo trang cập nhật thông tin bay của họ, cả Dustin (đường bay ở trên) và Jonny đều hạ cánh gần Lubbock, Dustin bay xa hơn một chút. Chuyến bay kéo dài 11 giờ và tốc độ trung bình là 69 km/h.

Các chuyến bay này đã vượt qua kỷ lục đã tồn tại cả thập kỷ nay của Manfred Ruhmer, người đã bay 700,6 km, cũng ở Texas vào tháng 7/2001. Manfred đã nhanh chóng chúc mừng thành tích của hai phi công và đăng trên trang Facebook của mình vào ngày 4/7: “Xin chúc mừng các chàng trai! Thành tích thật tuyệt vời!”.

Trang facebook của Manfred ở link này: http://www.facebook.com/pages/Manfred-Ruhmer/30875049027

Dustin cất cánh để bắt đầu chuyến bay kỷ lục (do David Glover quay):

watch?v=Wjqcp7z_i4U&feature=player_embedded

Và chuyến bay của Jonny:

watch?v=nzfuFm2gQq4&feature=player_embedded

Trang thông tin về đường bay của cả Dustin và Jonny ở đây (đã kết thúc). http://chorlton.homeip.net/spotmap/zapata.html

Khoảng cách bay chính xác của cả hai phi công vẫn đang chờ xác nhận, và theo Jamie Shelden người đã đưa thông tin cập nhật của chuyến bay thì khoảng cách bay cuối cùng phụ thuộc vào vị trí mà mỗi phi công

ngắt tời kéo lúc bắt đầu chuyến bay.

Jamie xác nhận qua Twitter là Dustin bay qua đầu Jonny và hạ cánh cách đó vài cây số.

Theo Davis Straub của Oz Report thì cả hai phi công đã lượn đoạn cuối để hạ cánh cùng nhau và Dustin hạ cánh xa hơn Jonny khoảng 3 km. Davis cho biết trên Facebook: “Dustin bay thêm hai dặm. Họ bắt đầu đoạn lượn cuối ngay cạnh nhau. Có thể đã nắm tay nhau. Đoạn lượn cuối cho một kỷ lục thế giới”.

Thông tin cập nhật đường bay của hai phi công cho thấy họ hạ cánh rất gần nhau. Điểm hạ cánh của Dustin là màu xanh lá cây và tắt sau khi hạ cánh, còn điểm hạ cánh của Jonny Durand là màu xanh biển và vẫn bật sau khi gặp xe đón và đi về phía tây.

Dự báo thời tiết của ngày thứ Ba cho thấy đây là ngày có khả năng lập kỷ lục, các phi công đã bỏ qua một ngày ‘tốt’ là thứ Hai, là ngày mà khoảng cách 600km là có thể thực hiện được để chờ những điều kiện tốt hơn. Trước khi Jonny bay vào thứ Ba đã viết blog là:

“Liệu ta có thể bay 800km bằng diều lượn không? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi hạ cánh sớm và phải ngồi xem người khác phát trực tiếp thông tin

đường bay suốt cả ngày? Liệu hôm nay có phải là ngày bay tốt không hay là ngày mai? tôi nên cất cánh sớm đến mức nào để không bị muộn và có thể bám lại trên không?

Có quá nhiều câu hỏi và tiếc là không ai biết câu trả lời cho đến ngày đó. Đó có thể là liệu chúng tôi sẽ cất cánh sớm đến mức nào, bay trong bao lâu, trong số những phi công hàng đầu ở đây ai sẽ là người bay xa nhất? Vâng, tất cả mọi câu hỏi của các bạn sẽ được trả lời trong 14 giờ tới, mời các bạn đón xem.”

Ảnh chụp của ngày bay đăng trên trang Facebook của Jonny: http://www.facebook.com/media/set/?set=a.10150943457719825.422214.511534824&type=3

Davis Straub viết trên Oz Report sau chuyến bay:

Gió 20-30 dặm/giờ hướng nam đông nam, mà những gì bạn mong muốn ở đây tại Zapata. Rồi gió chuyển thành Nam ở khoảng 200 dặm. (http://ozreport.com/1341403241)

Chân mây bắt đầu ở độ cao 2500 ft AGL (421’ là độ cao ở Zapata) và tăng lên trên 10.000 ft ở gần cuối ngày trên cao nguyên Edwards (độ cao 2500 ft).

Dustin nói rằng mình đã lên đến 10.000 ft với tốc độ leo 150 ft/phút vào lúc 8:30 chiều. Mặt trời lặn vào lúc 9:01 ở Lubbock, và Jonny hạ cánh lúc 9:02. Cả hai đều mang theo đèn pin để cho phép hạ cánh trong phạm vi nửa giờ sau khi mặt trời lặn.

Dustin nói rằng cả hai cùng vào đường lượn cuối [để hạ cánh] với đầu mút cánh diều cạnh nhau và Dustin bay thêm hai dặm nữa so với Jonny. Dustin bay cánh diều Wills Wing T2C 144 và Jonny bay Moyes LiteSpeed RX 3.5.

Xem ảnh của ngày bay do David Glover chụp ở đây: http://www.facebook.com/media/set/?set=a.10100896365298647.2707848.9625066&type=3

Xin chúc mừng cả hai phi công đã có chuyến bay tuyệt vời.

(Nguồn: Tạp chí Cross Country)

Bình luận

comments