Một số khái niệm về thời tiết cần thiết đối với phi công dù lượn (phần 3/4)

Một số khái niệm về thời tiết cần thiết đối với phi công dù lượn (phần 3/4)
Bùi Thái Giang dịch

III. Thời tiết khu vực

1. Gió biển và Gió thổi từ đất liền [ra biển] Trong ngày mặt đất bị nung nóng nhanh hơn là mặt nước ở bên cạnh ví dụ như biển. Không khí trên đất liền bị nung nóng và bốc lên và được thế chỗ bằng không khí mát hơn chuyển đến từ phần trên mặt nước. Chu kỳ này được gọi là “gió biển” và trong khi đó thì ở trong đất liền vẫn có gió thổi suốt ngày.

Đến đêm thì đất nguội nhanh hơn là nước, quá trình ngược lại diễn ra và tạo thành gió thổi từ đất liền ra biển.

Ta thường dùng gió biển trong bay cặp vách núi (ridge soaring) và gió này tạo ra lực nâng hết sức ổn định.

2. Gió thổi lên theo triền dốc (Upslope / Anabatic Winds)

Do mặt trời đốt nóng không khí dọc theo bề mặt của dãy núi, không khí bốc lên tạo thành vùng áp suất thấp. Không khí mát chuyển đến từ thung lũng thay thế tạo thành gió thổi lên theo triền dốc. Chu trình tương tự như gió biển.

Gió upslope thường có sớm ở sườn dốc hướng đông. Có thể thấy có gió mạnh nhất nếu sườn dốc hầu như thẳng góc với mặt trời. Dốc lồi tạo gió upslope mạnh hơn dốc lõm.

Thường ta sẽ gặp phải dòng khí tuần hoàn trở lại thung lũng

Anything quality make this phía trước sườn dốc. Khi đó ta có thể gặp phải vùng ‘tụt’ mạnh ở khu vực thung lũng.

3. Gió thổi xuống theo triền dốc (Downslope Katabatic flow)

Chiều đến khi sườn dốc đã nguội bớt, không khí trên đó cũng mát hơn và bắt đầu dịch chuyển xuống thung lũng tạo thành gió downslope. Gió này có khi xuất hiện bất ngờ và khá mạnh.

Điều quan trọng cần chú ý về gió downslope khi hạ cánh trong thung lũng lúc chiều muộn. Nó bất ngờ xuất hiện và có thể tạo ra turbulence mạnh và đảo ngược hoàn toàn hướng gió [mặt đất].

4. Biến thiên tốc độ gió theo độ cao (Wind Gradient)

Gió ở trên cao thường thổi với tốc độ nhanh hơn gió gần mặt đất do ma sát với bề mặt với địa hình mặt đất. Ta cần hết sức chú ý điều này khi hạ cánh.

Wind gradient

Wind gradient

5. Cột khí nóng (Thermals)

Cột khí nóng (thermal) là một đám không khí bốc lên ở phần độ cao thấp của khí quyển trái đất. Thermal được tạo ra khi mặt trời đốt nóng mặt đất làm cho không khí trên mặt đất bị đốt nóng theo. Không khí nóng lên và giãn nở và trở nên nhẹ hơn không khí ở bên trên nó và bốc dần lên. Khi thermal bốc lên trong khí quyển áp suất của khối khí trong thermal giảm xuống và nó tiếp tục giãn nở và nguội dần. Quá trình nguội đi này xảy ra với tốc độ 1ºC trên 100m và được gọi là tốc độ mát đoạn nhiệt khô (Dry Adiabatic Lapse Rate – DALR).

6. Độ giảm nhiệt độ (Lapse Rate)

Nói chung ta bay càng cao thì không khí càng mát. Sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao được gọi là tốc độ giảm nhiệt độ môi trường (the environmental lapse rate – ELR). Tốc độ ELR thay đổi hàng ngày và được công bố trên trang mạng của Cơ quan quản lý quốc gia về đại dương và khí quyển [của Mỹ] (NOAA).

7. Sự nghịch chuyển (Inversions)

Nghịch chuyển xảy ra khi nhiệt độ thay vì giảm đi theo độ cao thì lại tăng. Nghịch chuyển hình thành do nhiều lý do, phổ biến nhất là loại hình thành hầu như hàng đêm do không khí gần mặt đất nguội nhanh hơn không khí ở trên cao hơn.

Bình luận

comments