Một số khái niệm về thời tiết cần thiết đối với phi công dù lượn (phần 4/4)

Một số khái niệm về thời tiết cần thiết đối với phi công dù lượn (phần 4/4)
Bùi Thái Giang dịch

IV. Kết nối tất cả lại với nhau

1. Những vấn đề cần kiểm tra trước khi bay thermal

a. Độ ổn định

Một yếu tố quan trọng trong dự báo điều kiện bay lượn là khái niệm độ ổn định của khí quyển. Độ ổn định của bầu khí quyển cho ta biết là thermal mạnh đến mức nào trong một ngày cụ thể. Khi không khí là ổn định thì mức độ hoạt động của thermal bị triệt giảm còn vào những ngày không ổn định ta có thể có thermal mạnh hơn.

Để xác định thế nào là một ngày ổn định hay không ổn định ta phải xem xét đến một vài vấn đề. Những dấu hiệu trước tiên đó là sự di chuyển của các biên [ấm hoặc lạnh] và áp suất khí quyển. Những ngày sau khi có biên lạnh là thường không ổn định còn nếu có biên ấm thì điều có thường có nghĩa là không khí sẽ ổn định hơn. Một vấn đề nữa cần chú ý đó là áp suất khí quyển. Áp suất thấp thúc đẩy tính không ổn định còn áp suất cao có xu hướng triệt giảm nó [tính không ổn định này].

b. Chỉ số thermal (thermal index – TI)

Tiếp theo ta cần quan tâm đến là chỉ số thermal (thermal index – TI), chỉ số này sẽ cho ta bức tranh chi tiết hơn. Để tính chỉ số thermal ta cần 2 thông tin, dự báo nhiệt độ cao nhất ở mặt đất (điểm hạ cánh) và nhiệt độ hiện đo được tại cao độ [mà ta quan tâm – ví dụ: điểm cất cánh]. Ví dụ cao độ của điểm hạ cánh là 300m, nhiệt độ cao nhất ở mặt đất được dự báo là 32 ºC và nhiệt độ ở độ cao 900m so với mực nước biển là 24 ºC. Ta biết là thermal giảm nhiệt độ 1ºC nếu ta lên thêm 100m. Nếu nhiệt độ của thermal khi bắt đầu bốc lên từ điểm hạ cánh là 32 ºC, khi đã đạt đến độ cao 900m, thì đã nguội đi 6 ºC và ta có nhiệt độ của thermal tại độ cao 900m là 26 ºC (32-6=26), khi đó nó vẫn cao hơn so với nhiệt độ không khí xung quanh là 2 ºC và thermal vẫn sẽ tiếp tục bốc lên nữa. Nếu ta lấy nhiệt độ đo được tại độ cao 900m là 24 ºC trừ đi nhiệt độ 26 ºC (nhiệt độ của thermal) ta được chỉ số thermal trong trường hợp này là – 2 ºC. Giá trị của số âm này càng lớn nghĩa là không khí càng không ổn định. Số dương nghĩa cho biết không khí là ổn định.

Có nhiều trang mạng tính chỉ số thermal, dưới đây là một vài địa chỉ.

http://www.soarforecast.com
http://www.drjack.info/BLIP/

c. Chỉ số sức nâng (Lifted Index – LI)

Một chỉ số khác ta cũng cần dùng để dự báo độ ổn định là chỉ số sức nâng (Lifted Index – LI). Chỉ số sức nâng đơn giản là chỉ số thermal được tính ở 5000m. Chỉ số sức nâng được cấp 12 h một lần bởi các dịch vụ thời tiết.

http://twister.sbs.ohio-state.edu/imageg.php?dispimg=severe/kinx&imgname=K-Index

d. Chỉ số K

Cuối cùng, ta có chỉ số K bao hàm cả chỉ số sức nâng và các yếu tố về hàm lượng ẩm để dự báo khả năng hình thành và phát triển của dông sét. Ta có thể có chỉ số K từ internet.

http://twister.sbs.ohio-state.edu/imageg.php?dispimg=severe/kinx&imgname=K-Index

e. Tầng gió

Thông tin nữa cần kiểm tra trước khi bay thermal là tầng gió. Thông tin về các tầng gió [của Mỹ] có thể tìm ở

http://www-frd.fsl.noaa.gov/mab/soundings/java/

2. Những điều cần kiểm tra khi bay cặp vách núi (Ridge Soaring)

a. Sức gió

Đối với một phi công việc quan trọng là phải biết rõ tình hình gió ra sao. Dưới đây là biểu đồ giúp ta đánh giá tốc độ gió bằng cách quan sát các vật xung quanh. Ta có thể dùng thiết bị đo gió để đo tốc độ gió. Học viên phi công chỉ nên bay khi gió dưới 20 km/h và phi công trình độ trung bình cũng chỉ nên bay trong điều kiện gió dưới 25 km/h. Ngay cả phi công trình độ cao cũng phải cẩn thận khi cất cánh có gió trên 25 km/h.

b. Gió cơn / [gió giật] (gust rate)

Việc tiếp theo cần biết khi bay ridge soaring là mức độ gió cơn. Học viên phi công chỉ nên bay trong điều kiện gió rất đều ổn định và phi công trình độ trung bình nên tránh bay khi có cơn gió giật trên 8 km/h trong khoảng từng 5s. Một số thiết bị đo gió có thể đo được gió cơn.

c. Hướng gió

Để xác định hướng gió ta có thể dùng ống gió, nếu không có thì ta có thể quan sát các vật xung quanh ví dụ như cờ, khói, bụi, cây, chim, v.v.

Học viên phi công nên tránh bay khi hướng gió lệch trên 15 độ so với hướng thẳng góc với dốc cất cánh.

Bình luận

comments