Jump to content


Lịch sử môn nhảy dù ở Bắc Việt Nam


  • Please log in to reply
13 replies to this topic

#1 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 12:08 AM

NHỮNG MỐC SON TRONG CUỘC ĐỜI “ANH BỘ ĐỘI NHẢY DÙ” - CỤC KHÔNG QUÂN NGÀY ẤY

BÙI DUY TRINH
Đoàn cán bộ nhảy dù Cục Không quân – 1959



Cuối năm 1954 miền Bắc được giải phóng, Tổng Quân ủy đã ra nghị quyết xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam từng bước tiến lên chính quy, hiện đại có các binh, quân chủng.

Tháng 3- 1955 Tổng Quân ủy - Tổng tư lệnh đã ra quyết định thành lập Ban nghiên cứu sân bay (đồng chí Trần Quý Hai - Trưởng ban nghiên cứu sân bay đề nghị đổi là Ban nghiên cứu Không quân, nhưng Bộ Tổng tham mưu trả lời không được gọi Không quân, phải giữ bí mật).

Năm 1956 để hoạt động công khai, Chính phủ đã ra quyết định thành lập Cục Hàng không dân dụng, đồng chí Đặng Tính - Trưởng ban nghiên cứu sân bay thay đồng chí Trần Quý Hai được bổ nhiệm là Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng. Năm 1959 đã chuyển Ban nghiên cứu sân bay thành Cục Không quân, về mặt nhân sự, tổ chức vẫn giữ nguyên như cũ, đồng chí Đặng Tính Cục trưởng Cục Hàng không dân dụng - Cục trưởng Không quân.

- Ngày 24-1- 1959 Bộ Quốc phòng nghị định số 319/ND thành lập Cục Không quân, do đồng chí Đặng Tính làm Cục trưởng, đồng chí Hoàng Thế Thiện làm Chính ủy. Sự thành lập Cục Không quân đã đánh dấu bước phát triển mới của Không quân Việt Nam.

- Ngày 1-5-1959, tại sân bay Gia Lâm, trung đoàn không quân vận tải đầu tiên của ta đã ra đời. [Trung đoàn không quân vận tải đầu tiên chính là trung đoàn 919 - Đoàn bay 919 hiện nay của HKVN]

- Ngày 31-5-1959 tại sân bay Cát Bi, lớp huấn luyện phi công trong nước đầu tiên đã khai giảng có 30 học viên.

Từ tháng 10-1954 lực lượng vào tiếp quản sân bay Gia Lâm do đồng chí Nguyễn Tiến làm trưởng đoàn cho đến năm 1959 Ban nghiên cứu sân bay chuyển thành Cục Không quân, lực lượng không quân của chúng ta hoàn toàn bí mật thân phận của mình, gia đình vợ con hỏi đến đều nói chuyển ngành ra ngoài quân đội bận bộ áo quần ka ki xanh công nhân.

Buổi đầu thành lập.
Cuối năm 1958, đầu năm 1959, Cục Cán bộ - Tổng cục Chính trị đã đến trường Bổ túc văn hóa Quân đội Lạng Sơn lấy người đưa về Viện Quân y 108 Hà Nội khám tuyển được vài chục đồng chí để phát triển lực lượng cho không quân, trong đó có cả các đồng chí Trần Mạnh, Nguyễn Phúc Trạch (sau này chỉ huy trung đoàn không quân 923).

Đoàn cán bộ nhảy dù được thành lập, rút ra trong số đã tuyển chọn ở trên, và từ đội ngũ đã chiến đấu sau chiến thắng Điện Biên Phủ, trên đường chính quy, hiện đại hóa, đã có thêm lực lượng mới - những "anh bộ đội 'nhảy Dù” Cục Không quân.

Ngày ấy, Tư lệnh và cơ quan Cục Hàng không còn đóng "đại bản doanh" ở khu vực sân bay Gia Lâm, đồng chí đại tá Đặng Tính là Cục trưởng và thượng tá Hoàng Thế Thiện là Chính ủy.

Ngay trong năm 1959 đoàn dù sang tập luyện tại căn cứ của sư đoàn đổ bộ đường không Trung Quốc. Đoàn gồm có 41 đồng chí lấy từ các đơn vị chiến đấu chống Pháp trên khắp các chiến trường cả nước, như các đồng chí đại úy Trần Thẩm, thượng úy Bùi Duy Trinh, chuẩn úy Vũ Minh Ngọc thuộc đại đoàn 312 (sư đoàn 312) đã tham dự chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đại úy Đặng Nhơn là quân Nam tiến, chuẩn úy Đại từ chiến trường Trung Bộ, chuẩn úy Cao Minh Dương chiến đấu ở chiến trường Nam Bộ.

Mùa hè năm 1960, đoàn dù tiến hành nhảy dù thực tập lần đầu trên vùng đất bãi Yên Lãng ven bờ Bắc sông Hồng thuộc Phúc Yên, Vĩnh Phúc. Trong suốt các năm từ 1961 đến 1967, cánh dù và cánh bay đã gắn bó với nhau cùng “bay, nhảy” trên nhiều sân bay và khắp các vùng miền của đất nước như anh em vẫn thường nói là "cuộc đời bay nhảy".

Huấn luyện nhảy dù.

Với sự giúp đỡ của các chuyên gia nhảy dù Liên Xô (5 đồng chí) đoàn dù tập trung sức lực nhằm nhanh chóng xây dựng lữ đoàn dù 305 lớn mạnh (lữ đoàn dù 305 được thành lập vào đầu năm 1961), tại khu vực Bắc Giang với các bãi nhảy lớn (Buồm - huyện Lạng Giang, Chũ - huyện Lục Ngạn).

Hàng vạn lượt nhảy dù đã được tiến hành an toàn trên các loại máy bay An-2, Li-2, IL-14 và cả trên khinh khí cầu lớn.

Năm 1962 đã thực hành nhảy dù diễn tập đội hình lớn với sự tham dự của toàn bộ đoàn dù thuộc lữ đoàndù 305 với hơn 200 bộ đội dù trên 9 máy bay Li-2 đánh chiếm đầu cầu bến vượt sông tại khu vực Bắc Ninh, Hải Dương, phối hợp bảo đảm cho các binh chủng vượt sông chiến đấu.

Ngoài huấn luyện nhảy dù cơ bản tại bãi nhảy đã chuẩn bị còn tổ chức nhảy nâng cao trình độ trên các địa hình phức tạp và thời tiết khác nhau: Nhảy dù xuống nước tại các hồ Đại Lải (Vĩnh Phúc), hồ Đầm Nậu (huyện Tam Nông, Phú Thọ), nhảy đêm xuống vùng đồi Lục Ngạn (Bắc Giang), nhảy phân đội trinh sát xuống khe, thung lũng hẹp vùng Nghĩa Lộ (Yên Bái), nhảy dù xuống rừng Hữu Lũng (Lạng Sơn).

Một sự kiện đặc biệt là mùa thu năm 1962, Bộ Quốc phòng, Cục Quân huấn đã tổ chức hai đội: Đội nhảy dù và đội mô tô để tham dự Đại hội thể thao các nước XHCN lần 2 (SKDAII - 1962) tại Tiệp Khắc.

Đội nhảy dù gồm 19 đồng chí được chọn từ lữ đoàn dù 305 (l5 đồng chí) tiểu đoàn trinh sát 174, Cục 2, Bộ Tổng tham mưu (3 đồng chí) và Câu lạc bộ thể thao Tổng cục Thể dục thể thao (l đồng chí) do đồng chí thượng úy Bùi Duy Trinh là đội trưởng. Thi đấu nhảy dù có 3 môn được tổ chức tại thành phố Brno, Tiệp Khắc từ ngày 8 - 10-9-1962. Môn thứ nhất là thi nhảy dù trúng đích từ độ cao 1500m, rơi tự do 20 giây; môn thứ 2 là nhảy dù trúng đích từ độ cao 1000m, rơi tự do 3 giây, và môn thứ 3 là nhảy dù tập thể với trang bị và chạy 20km. Mỗi môn thi với mỗi nước được cử 5 vận động viên. Đoàn Việt Nam đăng ký tham dự cả 3 môn.

Ngày thứ nhất thi đấu với môn thứ nhất có yêu cầu kỹ thuật tổng hợp nhảy dù cao hơn: Nhảy dù từ độ cao 1500m, rơi tự do 20 giây, tư thế rơi phải giữ đúng theo hướng bay, tự mở dù rồi điều khiển dù tiếp đất trúng đích là tâm chữ thập. Kết quả đội Việt Nam đoạt giải 3sau 2 đội Tiệp Khắc và Liên Xô. Hai môn thi đấu các ngày tiếp theo đội Việt Nam đều xếp hạng thứ 4. Môn thứ 3 là nhảy dù tập thể với 5 vận động viên được trang bị ba lô 10kg, vũ khí mang theo là trung liên và tiểu liên, lựu đạn, chạy qua nhiều địa hình, dọc đường phải thực hiện các nội dung bắn súng và ném lựu đạn trúng đích, mang vác thương binh về đích, cự ly chạy là 20km. Về bắn súng đội Việt Nam đạt điểm cao nhất.

Chiều ngày thứ hai, ban tổ chức kết hợp buổi lễ khai mạc ngày hội hàng không Tiệp Khắc đã trao giải thưởng nhảy dù. Trước sự chứng kiến của hàng vạn khán giả, quan khách và nhà báo Tiệp Khắc và quốc tế 5 vận động viên Việt Nam gồm các đồng chí Trình (độitrưởng), Dưỡng, Đó, Ngạc và Trường bước lên bục nhận Huy chương Đồng của môn thi đấu thứ nhất, cờ đỏ sao vàng của Việt Nam được kéo lên bay phần phật cùng cờ của hai nước bạn Tiệp Khắc và Liên Xô. Trong chiều nắng đẹp đó, tất cả các anh em đều xúc động, tự hào với cảm giác như mơ vì đã đạt được thành tích cao ngay lầnđầu Việt Nam "đọ cánh" với các đội bạn Đông âu và Liên Xô có trình độ kỹ thuật khá điêu luyện và có nhiều kinh nghiệm thi đấu nhảy dù quốc tế.

Đây cũng là phần thưởng xứng đáng cho ý chí gian khổ tập luyện của các vận động viên Việt Nam cùng với sự giúp đỡ tận tình của các bạn Tiệp Khắc. Tất cả cácvận động viên Việt Nam thi đấu với tinh thần hết sức tự tin, tự chủ, quyết tâm cao. Đây cũng là lần đầu tiên các vận động viên thể thao Việt Nam ra thi đấu quốc tế đạt được giải tập thể có huy chương.

Vào ngày Quốc khánh 2-9- 1962 bộ đội dù đã biểu diễn chào mừng và ra mắt nhân dân Thủ đô tại khu vực sân bay Gia Lâm.

Vào dịp Quốc tế lao động 1-5-1964 bộ đội đã nhảy dù chào mừng tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng.

Hoạt động dù phục vụ chiến đấu.
1. Chiến trường Lào.

Cuối năm 1960 đầu năm 1961, khi đoàn dù đang tập luyện nâng cao tại Trung Quốc thì được lệnh về gấp. Đoàn được máy bay bạn đưa từ sân bay Vũ Hán bay về hạ cánh tại sân bay Gia Lâm, rồi ngay trong đêm đó, đoàn kỹ thuật dù bắt tay vào công việc cùng các đồng chí hậu cần, kỹ thuật Cục Không quân và tổ bay chuẩn bị cho hoạt động tiếp tế cho bộ đội Pa thét Lào.

Liên tiếp trong các năm 1961 - 1962 , đã tổ chức thả dù tiếp tế đáp ứng nhu cầu cần chi viện rất lớn cho bộ đội Pa thét Lào, quân tình nguyện Việt Nam tại Lào, quân dù "Coong Le" sau đảo chính lật đổ phái phản động cực hữu thân Mỹ.

Trong hai năm 1962 - 1963 ta còn cử cán bộ dù (đồng chí Hồ Sĩ Tấn) sang huấn luyện quân dù Coong Le và thực hành nhảy dù biểu diễn trong ngày tết Lào chào mừng thắng lợi của Chính phủ hòa hợp dân tộc Lào.Trong suốt quá trình phục vụ chiến đấu chiến trường Lào đã thả hàng triệu tấn vũ khí, khí tài, lương thực an toàn đến tay các đơn vị chiến đấu.

2. Chiến trường miền Nam.

Trong cuộc nổi dậy tổng công kích tết Mậu Thân năm 1968 của quân giải phóng miền Nam vào các thành phố và đô thị lớn trên tòan miền Nam. Bộ đội dù đã hiệp đồng chặt chẽ với các tổ lái máy bay, với ý chí chiến đấu cao, trình độ kỹ thuật được nâng cao đã vượt qua mọi khó khăn, bay đêm trong thời tiết xấu, bị địch phát hiện khống chế, phải luồn lách núi, thay đổi độ cao, chuyển đổi hướng bay thả, đã tiếp tế kịp thời cho bộ đội chiến đấu khu vực Tây Thừa Thiên - Huế.

3. Chiến tranh biên giới phía Bắc 1978 – 1979

Quân chủng Không quân đã tổ chức một số chuyến bay thả vũ khí và lương thực cho một bộ phận chủ lực đang chiến đấu ở khu vực Trà Lĩnh, Đông Bắc thị xã Cao Bằng trong các tình thế luồng tiếp tế băng qua đường số 4 hiện gặp phải rất nhiều khó khăn.

4. Các hoạt động phối hợp chiến đấu khác.

Trong những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, một số đơn vị dù thực hiện một phương thức mới để đánh máy bay địch là sử dụng khinh khí cầu gắn mìn định hướng. Với sự giúp đỡ của Bộ Tổng tham mưu, Viện nghiên cứu KH-KT quân sự, cơ quan Tổng cục Hậu cần, kỹ thuật, quả khinh khí cầu lớn thường chở bộ đội nhảy dù được vận dụng để chế tạo các bóng chứa khí hyđrô. Có hai loại bóng khí hyđrô: Loại 30m3 và loại 50m3 được gắn mìn định hướng, bóng được giữ bằng dây cước ny lông và thả ở độ cao trên dưới 1000m.

Khinh khí cầu được thả để tạo thành các bãi chướng ngại vật trên không giống như bãi chông mìn trên trời nhằm chống lại chiến thuật bay thấp luồn lách theo các cửa sông, dải núi rừng vào đánh lén các mục tiêu quân sự, chính trị, kinh tế như cầu giao thông quan trọng trên miền Bắc nước ta.

Hoạt động này hiệp đồng cùng với các quân binh chủng khác như ra đa, tên lửa phòng không trong việc phát hiện và chủ động đánh máy bay địch có hiệu quả hơn.

Kết quả của cách đánh máy bay bằng cách thả khinh khí cầu đã gây bất ngờ và hoảng sợ cho không quân địch. Theo một số thông tin thì có 3 máy bay phản lực Mỹ bị vướng nổ và rơi. Ngày 8-2-1967 một máy bay AD 6 bất ngờ bị lao vào bóng khinh khí cầu có gắn mìn định hướng tại bãi khinh khí cầu được thả tại huyện Yên Khánh, Ninh Bình. Chiếc máy bay này bị nổ tungvà rơi tại Cửa Đáy, Ninh Bình.

5. Một số hy sinh xương máu của bộ đội nhảy dù.

Trong đợt nhảy dù chào mừng ngày Quốc tế lao động 1-5-1964 tại sân bay Cát Bi, Hải Phòng một tai nạn đã xảy ra, toàn bộ kíp lái một máy bay An-2 thả dù cùng một đồng chí nhảy dù đã hy sinh. Cánh quạt của chiếc An-2 bay thả dù đội hình phía sau do đồng chí Tình là lái chính đã va quệt vào cánh bên phải của chiếc An-2 bay phía trước do đồng chí Cẩn là lái chính và bị gẫy văng đi. Tất cả bộ đội nhảy dù trên chiếc máy bay này đều được lệnh nhảy ra và mở dù an toàn hết. Trong máy bay còn lại 2 đồng chí chỉ huy thả dù, một đồng chí kịp thoát ra khi máy bay vừa chúi xuống, rơi tự do cách mặt đất khoảng hơn 100m, mở dù và tiếp đất an toàn (đồng chí Trinh). Đồng chí thứ 2 (đồng chí Thao) tuy có thoát ra ngoài máy bay được và dù có thấy mở nhưng đã hy sinh trong tư thế ngồi nghiêng gần sát chỗ chiếc máy bay An-2 cắm xuống đất.

Trong cuộc nổi dậy tổng công kích tết Mậu Thân 1968 trong khi tiến hành các đợt thả dù tiếp tế cho bộ đội ở chiến trường Thừa Thiên - Huế đã có 3 máy bay gồm cả kíp lái cùng anh em kỹ thuật thả dù đã mãi mãi không trở về trong nỗi nhớ thương mong đợi của đồng đội và người thân. Bảy đồng chí bộ đội dù đã hy sinh là: Đồng chí Toàn, thượng úy chính trị viên đội thả dù sân bay Gia Lâm và sáu đồng chí khác là Lưa, Huy, Ngạc, Thái, Thịnh và Thương.

Bộ đội dù phát triển và lớn mạnh.

Sau giai đoạn 1962 - 1963, Bộ Quốc phòng điều lữ đoàn dù 305, tiểu đoàn trinh sát 174 Cục 2 và một số cán bộ kỹ thuật dù (các đồng chí trung úy Phúc, chuẩn úy Huệ , Thửa , Dưỡng) . . . về Quân chủng Không quân theo yêu cầu phát triển thêm một số trung đoàn và sư đoàn bay chiến đấu.

Đến năm 1980 Quân chủng Không quân cũng đã đưa một số cán bộ sang học tập nâng cao trình độ và dự thi nhảy dù tại Hung-ga-ri. Trong các năm tiếp theo, Câu lạc bộ Hàng không của Quân chủng Không quân phối hợp với Cung thiếu nhi Hà Nội, Cung văn hóa hữu nghị Việt Xô, Cung văn hóa thể thao thanh thiếu niên Hà Nội tổ chức huấn luyện và thực hành nhảy dù cho hàng trăm học sinh, sinh viên và công nhân viên, những người yêu thích môn nhảy dù.

Ngày nay, đội ngũ bộ đội nhảy dù đã và đang được phát triển ngày càng vững mạnh kế thừa truyền thống oai hùng của bộ đội nhảy dù thời kỳ đoàn cán bộ nhảy dù Cục Không quân.

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Quân chủng Không quân, chúng tôi những "anh bộ đội nhảy dù” từ thời Cục Không quân ngày ấy rất vui mừng và chúc các đồng chí "bay nhảy" hôm nay luôn phát huy truyền thống, rèn luyện bản lĩnh, kỹ thuật ngày càng tinhnhuệ, hiệp đồng chặt chẽ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Hà Nội, tháng 2 năm 2005.

#2 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 12:09 AM

Ghi chú :

Bác Trinh là thân sinh anh Giang. Có lẽ bác Trinh là thế hệ thứ 2 nhảy dù Việt Nam, sau thế hệ thứ nhất là bác Lê Giản, nhảy từ những năm 1945, do quân Anh huấn luyện và đưa về để đánh Nhật.

Bác Trinh với anh em CLB HK nãm 1996 tại sân bay Gia Lâm
Attached File  post_1_1201833598.jpg   194.9K   2 downloads

Nhảy dù huấn luyện những năm 1960
Attached File  post_1_1200468649.jpg   70.45K   1 downloads

Chuyến nhảy dù của CLB HK Hà nội - Khoá 2 và 3 tại bãi Tầm Xá - Hưng yên. Loại dù OVP-68 của Tiệp Khắc.
Ảnh được đăng trên tạp chí Osprey Military của Anh quốc xuất bản năm 1991, tái bản năm 1998, chuyên đề "The NVA and Viet Cong".
Attached File  post_1_1201833803.jpg   218.51K   2 downloads

Từ 11-10-1981 đến 15-8-1982, CLB Hàng không tổ chức huấn luyện khoá I lớp nhảy dù.
Tháng 6 năm 1982, những học viên đầu tiên của khoá 1 đã thực hành.
Đây là thế hệ thứ 3 nhảy dù Việt Nam.
Attached File  post_1_1201834047.jpg   387.48K   3 downloads

Bài viết trên báo Hà Nội mới nãm 1982
Attached File  post_1_1201834112.jpg   356.84K   0 downloads

Ảnh do anh Quỳnh, Cung thiếu nhi chụp
Attached File  post_1_1201834172.jpg   239.43K   0 downloads

Khoá 2 được nhảy năm 1983
Attached File  post_1_1201834373.jpg   290.19K   3 downloads


Ảnh chụp CLB tổ chức nhảy dù khá "hoành tráng", có các em thiếu nhi đi ðón.
Attached File  post_1_1201834522.jpg   228.52K   1 downloads

Hải Yến ngày xưa
Attached File  post_1_1201834609.jpg   298.77K   1 downloads

Nãm 1996 bắt đầu chuẩn bị anh em CLB được nhảy dù màu PTL-72
Attached File  post_1_1201834732.jpg   264.79K   1 downloads

Cất cánh bằng máy bay AN 2 từ sân bay Gia Lâm. Nãm 1996
Attached File  post_1_1201834800.jpg   184.71K   0 downloads

Nãm 1996 kỷ niệm 15 nãm thành lập CLB HK
Attached File  post_1_1201834873.jpg   258.98K   0 downloads

Một số "gương mặt thiếu niên" ngày ấy
Attached File  post_1_1201834964.jpg   152.53K   0 downloads

Thẻ Vận động viên
Attached File  post_1_1201835028.jpg   159.56K   0 downloads

#3 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:07 AM

Nãm 2006, CLB Hàng không tái lập lần nữa, có 2 ðõn vị : Phía Bắc và Phía Nam
Attached File  post_1_1201835128.jpg   141.39K   0 downloads

Một số gương mặt cũ "tái xuất giang hồ"
Attached File  post_1_1201835242.jpg   217.45K   0 downloads

Hải Yến năm 2006
Attached File  post_1_1201835294.jpg   109.96K   0 downloads

Anh em CLB Phía Bắc nãm 2007
Attached File  post_1_1201835376.jpg   379.3K   1 downloads

#4 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:10 AM

Và thế hệ kế tiếp nhảy dù Việt Nam đã bắt đầu lên đường.
Cháu Mít, con anh Giang, cháu bác Trinh.
Attached File  post_1_1201835631.jpg   362.22K   0 downloads

Mít đi bay dù lượn ở Viba
Attached File  post_1_1201835700.jpg   237.41K   0 downloads

#5 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:11 AM

Nhóm Mô hình - Cung thiếu nhi Hà Nội chuyển sang CLB HK - lớp dù khoá 1.

Trong ảnh là thiếu tá Phạm Thửa và trung uý Hoà, huấn luyện viên.

Attached Files



#6 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:11 AM

Năm 1962, Uỷ ban thể dục thể thao (ở phố Trần Phú) cùng với Không quân NDVN thành lập đội nhảy dù của công nhân viên chức. Đã tuyển chọn được 12 nữ và 6 nam ở Hà Nội và Hải Phòng. Nơi tập trung huấn luyện là gần nhà thuyền Hồ Tây. Hàng tuần có một số buổi tập thể lực và kỹ thuật nhảy dù (chạy, quay vòng nhào lộn, .. ). Sau đó khi đã thành thục các thành viên được thực hành nhảy dù trên sân bay Chũ (Bắc Giang), nơi có lữ đoàn dù 305 đóng quân và hỗ trợ huấn luyện. Thực hành nhảy dù bằng dù huấn luyện đổ bộ đường không của Trung quốc (?), từ khinh khí cầu hoặc máy bay AN-2. Khinh khí cầu chứa được 4 vận động viên và 1 huấn luyện viên, ngồi hai bên giỏ, được tời kéo lên cao.

Nhân dịp 1-5-1964, đội được tham gia cùng bộ đội nhảy dù biểu diễn ở sân bay Cát Bi - Hải Phòng. Đúng lần đó là có sự cố : hai máy bay va vào nhau trong khi thả dù. Tuy nhiên, đội nhảy dù của dân sự đã được thả hết từ các vòng trước. (đọc thêm bài viết của bác Bùi Duy Trinh).

Sau đó, do hoàn cảnh nổ ra chiến tranh, đội giải tán trở về với công tác cũ. Hàng năm, vào dịp 30-4, 1-5, các thành viên cũ lại tổ chức họp mặt để ôn lại kỷ niệm cũ. Một mong muốn của các bác là tiếp xúc với những lớp thanh thiếu niên nhảy dù các thế hệ sau này.

Danh sách một số thành viên nhảy dù cũ ở Hà Nội :

1. Bác Phan Thị Hoàn – 8570260 – A4 P407 – TT Nam Đồng
- số lần nhảy : > 30

2. Bác Nguyễn Văn Tiêm – 8437994 - 49 Quan Thánh

3. Bác Nguyễn thị Ngọc Dung – 7568298 – 1/56 Nghĩa Tân - Cầu Giấy.

4. Bác Mai Văn Nhân – 9430659 – 110 Triệu Việt Vương.

#7 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:12 AM

Trong các hoạt động của CLB Hàng không, lực lượng nữ luôn chiếm số đông. Đặc biệt, những tay nhảy cự phách đều là nữ. Lãnh đạo lực lượng dù đã từng đưa một số nữ của CLB HK nhảy ở vị trí số 1 trong các chuyến thả dù huấn luyện phi công và đặc nhiệm (và tất nhiên là luôn làm cho các anh phi công lao đao).
Những nữ vận động viên dù xứng đáng được gọi là "những bông hoa trên bầu trời".

Hãy xem những hình ảnh về họ qua sưu tập cá nhân của Phạm Hải Yến.

Attached Files



#8 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:12 AM

Chuẩn bị lên máy bay

Attached Files



#9 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:13 AM

những tấm hình từ những năm 1985-1986

Attached Files



#10 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:13 AM

Bên trong máy bay AN-2

Attached Files



#11 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:13 AM

Dù D1-5U của Liên xô

Attached Files



#12 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:14 AM

Tiếp đất

Attached Files



#13 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:14 AM

Hurra. Nụ cười mãn nguyện.

Attached Files



#14 Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*

Guest_Nguyễn Ngọc Linh_*
  • Khách chưa login

Posted 30 March 2008 - 10:15 AM

Hoàn tất một ngày huấn luyện tại bãi Văn Giang- Hải Hưng

Attached Files






0 user(s) are reading this topic

0 members, 0 guests, 0 anonymous users