Jump to content


Dù lượn – môn thể thao không của riêng ai


  • Please log in to reply
No replies to this topic

#1 Bùi Thái Giang

Bùi Thái Giang

    Advanced Member

  • Root Admin
  • PipPipPip
  • 2,160 posts
  • Handphone:0903439760
  • Gender:Male
  • Location:Hà Nội

Posted 27 November 2010 - 12:40 AM

Dù lượn – môn thể thao không của riêng ai
(VOV)
- Dù lượn, một môn thể thao khá công phu, đòi hỏi niềm đam mê và đầu tư nhiều thời gian, tiền của.
>> Những người thích bay

Là một chiếc cánh rất đơn giản, làm bằng vải mỏng, không có động cơ nhưng mang lại cho người tham gia cảm giác được bay lượn trên bầu trời, hòa mình với thiên nhiên, tâm hồn tự do, dường như thoát khỏi  mọi gánh nặng về cuộc sống, công việc.

Posted Image

Chuẩn bị cất cánh từ độ cao 600 mét tại núi Bái Nhạ - Hòa Bình

Chơi dù lượn cần phải có vòm dù, hệ thống đai ngồi để treo vòm dù lên, khi bay có thể ngồi thoải mái như một chiếc ghế sô pha. Cũng cần có những vật dụng cần thiết như mũ bảo hiểm, giày cao cổ, kính, găng tay… Người tham gia cần phải trang bị cho mình một số thiết bị điện tử như GPS giúp dẫn đường, định vị, Vario tên gọi của thiết bị dùng để xác định độ cao, thiết bị đo vận tốc gió-Wind Meter-Cho phép biết chính xác tốc độ gió tại nơi cất cánh và bộ đàm để liên lạc.

Khi bắt đầu với môn thể thao này, người chơi cần phải trải qua 2 quy trình cơ bản, là tập luyện ở mặt đất để tìm hiểu về khí động học, các kỹ thuật cất cánh cũng như hạ cánh. Tiếp đến học cất, hạ cánh ở những triền dốc nhỏ và kết thúc bằng một chuyến bay đơn. Tưởng như đơn giản nhưng môn thể thao này đòi hỏi người tham gia phải thực sự đam mê, có kiến thức về hàng không.

Nếu chỉ tham gia như một môn thể thao phong trào thì đến một lúc nào đó người chơi sẽ cảm thấy chán nản, vì khá phức tạp. Nhưng khi hiểu rồi bạn sẽ cực kỳ thích, thú vị, bổ sung thêm kiến thức cho mình, như chia sẻ của Lê Hoàng Bách – Câu lạc bộ Dù lượn Hà Nội, một người gắn bó với môn thể thao này từ những ngày đầu: “Tôi khám phá được một chân trời hoàn toàn mới, kiến thức về khí tượng, địa hình cũng như khí động học”.

Posted Image

Tận hưởng cảm giác ở trên cao

Với anh Thái Giang - một chuyên viên dự án tại Hà Nội, đã làm quen với môn dù lượn được 5 năm, nên mỗi chuyến bay đối với anh bây giờ là một bài tập tình huống bay nâng cao. Dù đã có kinh nghiệm, những người bay lâu như anh Giang vẫn không thể nào quên được ấn tượng của những chuyến bay đầu tiên: “Lên đến độ cao 500-1000m, cảm giác hoàn toàn khác, người phi công lúc đó quan trọng nhất là cảm giác được hòa quyện với thiên nhiên”.

Để điều khiển một chiếc dù bay lượn trên bầu trời sao cho thuần thục, bên cạnh việc nắm vững kỹ thuật thì cần phải có sức khỏe tốt, tâm lý vững vàng. Tưởng như chỉ có nam giới mới chơi môn này nhưng thực tế có nhiều bạn gái cũng tham gia với mong muốn được khám phá những cảm giác mạnh, mới lạ ở giữa bầu trời.

Mỗi người tùy theo điều kiện sở thích đều chọn cho mình cách giải trí riêng sau những lúc làm việc căng thẳng. Môn thể thao dù lượn cũng là một sự lựa chọn. Nhưng quan trọng khi đến với nó bạn phải đến bằng cả niềm đam mê và sự hiểu biết. Một điều quan trọng không kém đó là “ Bạn phải là người thích bay”./.

Tiến Cường
http://vovnews.vn/Ho...1011/161632.vov




0 user(s) are reading this topic

0 members, 0 guests, 0 anonymous users