Jump to content


Airbone ở Vĩnh Yên - Những bài học để lại


  • Please log in to reply
2 replies to this topic

#1 Bùi Thái Giang

Bùi Thái Giang

    Advanced Member

  • Root Admin
  • PipPipPip
  • 2,160 posts
  • Handphone:0903439760
  • Gender:Male
  • Location:Hà Nội

Posted 30 March 2013 - 03:57 PM

Airbone - Vĩnh Yên - Những bài học để lại
by Duong Quang Trung (Notes) on Wednesday, March 27, 2013 at 10:52pm

Đây chỉ là vài bài học em đúc kết được từ buổi Airbone, và hướng dẫn của thầy giáo. Có gì sai, xin mọi người chỉ bảo từ từ, đừng ném đá em.
Hành trang trước khi bay:
  • Mũ bảo hiểm (nếu không có nó cú ngã sấp có thể trở thành của mình có thể sẽ trở thành thảm họa)
  • Kính chống nắng và bảo vệ mắt (nếu mũ không có kính)
  • Khăn quàng cổ (mình đã làm cho anh Thắng một phát vào gáy, nên thấy nó cũng khá cần thiết)
  • Áo dài tay và quần dài (vừa bảo vệ mình khi ngã và giúp chống nắng, mình mặc áo phông cộc tay, sau mới biết là dại)
  • Găng tay (đừng tháo nó ra, nếu không thật sự phải tháo)
  • Giầy chuyên dụng, tức là đế cứng để bảo vệ gan bàn chân, cổ cao bảo vệ mắt cá chân và ôm sát chân, cổ chân để hạn chế tai nạn trẹo cổ chân (Tùng Moonkey đã bị phồng chân vì đế giày mềm, không bảo vệ được gan bàn chân).
Tất cả vật dụng này chỉ có tác dụng bảo vệ, vậy nên chúng chỉ cảm thấy nó cần thiết khi nào chuyện đáng tiếc xảy ra.

Nếu bạn định bay: Hãy tập luyện nhiều, rồi tin tưởng vào những gì mình đã học được và cánh dù trên đầu mình.

Địa điểm cất cánh:
  • Trên đỉnh gò gió thổi từ nhiều hướng lại, để có thể ổn định được cánh dù gần như là không thể. Vậy nên dù cất cánh từ điểm cao có hấp dẫn mấy đi nữa, vẫn phải chọn điểm xuất phát sao cho dù khi đã lên đỉnh đầu vẫn thấp hơn đỉnh gò đất.
  • Chọn điểm cất cánh cho phù hợp với hướng gió và chạy thẳng với hướng gió, chạy lệch gió thực sự khó.
Kiểm tra dù: cái này có nhiều tài liệu nói nhiều rồi.
Cất cánh: thấy các tiền bối bảo phải dứt khoát, sau buổi vật lộn với dù, mình xin chi tiết hoá như sau:
  • Nếu định đưa dù lên, thì đừng nghĩ đến việc hạ nó xuống, tới chừng nào lên tới đỉnh đầu.
  • Một khi đã quyết định quay đầu chạy, chúng ta sẽ chỉ chạm đất ở điểm hạ cánh thôi.
  • Cách mặt đât 1 - 1.5 m, đừng tiếc dây lái, kéo hết đi.
Thực ra mấy cái này học hết rồi, chỉ có mấy cái lưu ý thôi:
  • Khi dù lên lệch, chỉnh sau vẫn được.
  • Trước khi quay đầu để chạy, phải đảm bảo dù đã ổn định trên đầu, lúc đó cánh dù sẽ thẳng với hướng gió, nếu không thì:

- Dù sẽ đổ về phía trước, lý do là dù lên nhanh quá và vọt lên trước, vì vội quay người chạy chúng ta không xử lý được.

- Dù đổ sang một bên (do lệch hướng gió), lúc đã quay lại rồi, kite dù sẽ khó hơn và nếu chạy luôn (tức là xuất phát lệch hướng gió) sẽ rất vất vả.

* Kite dù, huỷ cất cánh ở tư thế ngược người dễ hơn rất, rất nhiều. Phải nhớ, chỉ quay người chạy khi đã thật sự sẵn sàng để bay.
  • Vấn đề lớn nhất của các chuyến cất cánh chính là "thả lỏng dây lái". đa phần các pha cất cánh hỏng và tai nạn lúc cất cánh là do lỗi này. Không thả lỏng dây lái, khi gió nhẹ dù sẽ đổ dần xuống -> không cất cánh nổi, còn nếu gió thổi mạnh, chắc chắn nó sẽ cuốn bạn đi. để tránh lỗi này, theo quan điểm của mình, trong quá trình tập mặt đất:

- Tập thói quen thả lỏng dây lái dù là khi thẳng người, tỳ người chạy, kể cả là khi bị vấp ngã.

- Nếu có thể cảm nhận được vị trí của dây lái, để có điều chỉnh phù hợp, thì cất cánh tốt lắm rồi.

  • Nếu chẳng may không cất cánh được vì một lý do nào đó hoặc đơn giản là không muốn cất cánh, kéo hết dây lái, chừa lại môt chút dây lái có thể sẽ trả giá rất đắt đấy.
  • Đừng cố nhảy lên hoặc chui vào đai ngồi, khi cất cánh, kết quả tệ lắm. Cứ thế mà chạy thôi.
Trên không:
  • Lúc trên không mình chả dám lái nhiều, chỉ lái để khỏi bị cuốn theo gió thôi, thế nên mình cũng chả có kinh nghiệm gì mấy.
  • Chỉ có điều nếu phanh thì phanh từ từ và nhả phanh từ từ. Cái này mình cũng cần tập nhiều.
Hạ cánh:
  • Chân thuận đưa thẳng ra trước, chân còn lại hơn chùng và lùi lại sau. (cái này anh Thắng làm đẹp lắm)
  • Rà phanh dần dần và phanh hết khi còn cách 1 - 1.5 m, chạy vài bước.
Mấy dòng này, mình tự ôn tập, hy vọng có ích phần nào cho các bạn chuẩn bị airbone, hạn chế bớt tai nạn. Nhưng dù vẫn phải ra sân bãi, vật lộn cùng dù và nắng, gió mới thực sự có cảm giác.

#2 Bùi Thái Giang

Bùi Thái Giang

    Advanced Member

  • Root Admin
  • PipPipPip
  • 2,160 posts
  • Handphone:0903439760
  • Gender:Male
  • Location:Hà Nội

Posted 30 March 2013 - 04:19 PM

View PostBùi Thái Giang, on 30 March 2013 - 03:57 PM, said:

..
... - Kính chống nắng và bảo vệ mắt (nếu mũ không có kính)
... - Giầy chuyên dụng, tức là đế cứng để bảo vệ gan bàn chân, cổ cao bảo vệ mắt cá chân và ôm sát chân, cổ chân để hạn chế tai nạn trẹo cổ chân (Tùng Moonkey đã bị phồng chân vì đế giày mềm, không bảo vệ được gan bàn chân).....

- Nên dùng kính râm hay kính bảo hộ lao động để bảo vệ mắt, không nên dùng mũ bảo hiểm xe máy có kính vì nó thường dễ bị vướng vào dây dù khi quay người chạy cất cánh và kính xe máy này (thường gặp ở mũ rẻ tiền) khi vỡ còn nguy hiểm hơn cho mắt, do vậy khi mua mũ phải hỏi loại kính hardened dẵm không vỡ;
- Giầy chuyên dụng nghe 'cao siêu' quá :-)  Dùng giầy nào có lẽ sẽ là lựa chọn của cá nhân từng ae phi công vì nó tùy thuộc vào mẫu giầy & túi tiền của từng người và điều quan trọng với ae mình ở đây là giầy đủ tốt để đảm bảo an toàn.
Nhìn chung thì giầy leo núi hoặc dùng để đi phượt là đáp ứng được những yêu cầu của ae dù lượn.
Mình xin bổ sung thêm:
- Bịt gối, bịt khuỷu tay, một số còn dùng bộ giáp đi xe máy, nhưng như thế thì có vẻ vũ trang đến tận ...chân răng, hơi khủng bố quá :-)
- Những gì khác để tăng bảo vệ an toàn cá nhân, xin mời ae liệt kê tiếp, ...
Posted Image

View PostBùi Thái Giang, on 30 March 2013 - 03:57 PM, said:

....
Địa điểm cất cánh:
  • Trên đỉnh gò gió thổi từ nhiều hướng lại, để có thể ổn định được cánh dù gần như là không thể. Vậy nên dù cất cánh từ điểm cao có hấp dẫn mấy đi nữa, vẫn phải chọn điểm xuất phát sao cho dù khi đã lên đỉnh đầu vẫn thấp hơn đỉnh gò đất.
  • Chọn điểm cất cánh cho phù hợp với hướng gió và chạy thẳng với hướng gió, chạy lệch gió thực sự khó.
....
- Đây là lúc để thể hiện kỹ năng mà Trung đã học trong khi tập mặt đất - điều khiển dù.  
- Chọn vị trí cất cánh: tùy theo gió và kỹ năng điều khiển cánh dù, nhìn chung gió mạnh thì không nên cất cánh trên đỉnh đồi mà nên lùi bớt xuống phía dưới chân đồi.
- Chạy lệch hướng gió hay gió thổi không thẳng hướng cất cánh: Trung cũng như các ae phi công đã tập mặt đất tốt rồi đều có thể làm được, nên tập thêm đổi hướng chạy, động tác lái dù trong chạy cất cánh khi đang tập mặt đất.  Sau này khi bay sẽ có lúc Trung cất cánh với gió cạnh, khi đó cần thực hiện tốt kỹ năng lái và điều khiển cánh dù và cách chỉnh hướng chạy trong khi cất cánh. Xem hình dưới đây,
Về lý thuyết thì Trung nên đọc chương 7 Perfecting Takeoff Skills của quyển kinh thánh về dù lượn: The Art of Paragliding (đã có bản đẹp do a Tuấn Jolie úp lên).
Attached File  P 7-4.jpg   168.87K   0 downloads

#3 Guest_hoangnhatlong_*

Guest_hoangnhatlong_*
  • Khách chưa login

Posted 24 April 2013 - 11:52 AM

Cám ơn về chia sẻ!

E đang tìm hiểu về bộ môn này. Hi vọng đợt tới có nhiều free time để tham gia :)
Tks




5 user(s) are reading this topic

0 members, 5 guests, 0 anonymous users