Với giải Dù lượn Đà Nẵng tới đây, có thể có nhiều ae nắm không chắc luật thi đấu và các quy định của giải được xây dựng dựa trên luật của FAI Sporting Code Section 7C – Edition 2014, có hiệu lực từ 1/5/2014, (xem ở link này: http://www.fai.org/d...oads/civl/SC_7C), mình đưa ra ở đây một số nội dung để ae xem và trao đổi. Lần này là về 'Quy định về cất và hạ cánh':
1. Vận động viên tham gia thi đấu phải có kỹ năng cất cánh tốt với gió bằng không cũng như gió mạnh. Ở điểm cất cánh, người chỉ huy điểm bay cất cánh hoặc Trưởng ban tổ chức có quyền quyết định tạm dừng hoặc cho thôi hẳn một vận động viên nào đó không tham gia cuộc thi nếu người đó cho thấy không thể cất cánh một cách an toàn trong điều kiện gió và thời tiết trong phạm vi cho phép bay.
2. Một lần cất cánh hỏng hoặc nảy sinh vấn đề uy hiếp an toàn ngay sau khi cất cánh (không phải do vận động viên kiểm tra thiếu chu đáo trước khi bay) mà dẫn đến phải hạ cánh ở điểm cất cánh, hoặc không trúng đích, sẽ được cất cánh lại đối với vòng thi đấu đó.
3. Vận động viên phải cất cánh và bay theo thứ tự đã được công bố, trừ khi được chỉ huy điểm cất cánh cho phép trước đó. Vận động viên phải đeo số thi đấu của mình trong mỗi lần cất cánh để dễ quan sát như đã hướng dẫn khi đăng ký. Vận động viên chưa sẵn sàng bay theo thứ tự này khi được gọi lên để cất cánh hoặc cất cánh không được sự cho phép của chỉ huy điểm bay sẽ phải nhận điểm tối đa. Vận động viên không có mặt tại điểm cất cánh sẽ được ghi là vắng mặt trong kết quả của vòng thi đấu đó và số điểm nhận được sẽ là tối đa. Vận động viên nào không bay sẽ được ghi là không thực hiện bay và số điểm nhận được sẽ là tối đa ở vòng thi đó. Vận động viên bay lại có thể bay theo thứ tự bất kỳ do chỉ huy điểm bay quy định. Việc bay lại cũng có thể được thực hiện trong vòng thi tiếp theo.
4. Giãn cách cất cánh giữa các vận động viên là 90 s/người.
Giải thích:
Với điểm 1: yêu cầu phi công phải có kỹ năng cất cánh tốt với cả gió =0 và gió lớn, nghĩa là phi công có thể cất cánh được cả xuôi (forward launching) cho trường hợp gió =0 cũng như ngược (reverse launching) cho trường hợp gió lớn, khoảng tốc độ gió cho phép cất cánh =0-7 m/s, tuy nhiên tùy theo trình độ chung của phi công tham gia mà người chỉ huy cất cánh & btc có thể hạn chế khoảng này lại vì sự an toàn cho chính các fi công, vd: tại Bái Nhạ 2012, chỉ huy cất cánh đã thống nhất với BTC: chỉ cho phi công cất cánh khi có gió 2-4 m/s và gió cạnh không quá 15 độ vì lý do: qua quan sát thì thấy hầu hết các phi công mới tham gia thi đấu lần đầu, kỹ năng cất cánh với gió = 0 hay gió lớn chưa tốt, nếu để cất cánh với gió = 0 hoặc lớn trên 4 m/s thì dễ xảy ra mất an toàn.
Thông thường ở các giải thi đấu lớn, fi công tự cất cánh ko có người hỗ trợ, nếu cất cánh hỏng thì đc cất cánh lại 1 lần thôi & sau đó phải xuống cuối xếp hàng để giành chỗ cho các fi công khác đang xếp hàng sau đó, nhưng với những giải mà trình độ fi công thấp thì thường sẽ có người hỗ trợ cất cánh để giúp cất cánh đc thì thôi.
Ở các giải thi đấu lớn, fi công ko có mặt khi được gọi đến lượt cất cánh sẽ bị nhận điểm tối đa, lý do: fi công fải trong trạng thái sẵn sàng thi đấu: đai đã đeo, mũ đã đội, dù vắt trên vai, chờ đến lượt được gọi ra thì chỉ còn 1 việc duy nhất là trải dù ra để cất cánh, nhưng với những giải mà trình độ fi công thấp thì thường sẽ có người hỗ trợ cất cánh để giúp cất cánh đc thì thôi. Giãn cách giữa các fi công quy định là 1fút rưỡi nhưng trên thực tế như với giải Bái Nhạ 2012 thì do có điểm cất cánh rộng nên phi công có nhiều thời gian để chuẩn bị cất cánh vì dù được xếp thành 2 hàng, và sau 1-2 vòng thì mọi người đã quen với cách chuẩn bị dù nên không mất nhiều thì giờ ở điểm cất cánh.
0
Giải Dù lượn Đà Nẵng 2014 - Những điểm cần chú ý về Luật và Điều lệ thi đấu
Started by Bùi Thái Giang, Jun 09 2014 10:15 PM
6 replies to this topic
#1
Posted 09 June 2014 - 10:15 PM
#2
Posted 10 June 2014 - 10:43 PM
Nội dung tiếp theo là về vấn đề 'Hạ cánh thế nào là đúng và thế nào là chính xác?'
1. Các vận động viên ghi điểm theo khoảng cách tính bằng xăng ti mét (cm) tính từ điểm chạm đất đầu tiên của cơ thể trong phạm vi từ mép đĩa đặt tại tâm đến điểm xa nhất là 500 cm;
2. Khu vực đo tính điểm sẽ được đánh dấu bằng các vòng 2,5 m và 5 m;
3. Phải tiếp đất bằng chân. Không được để ngã và nếu vận động viên bị ngã thì sẽ nhận điểm tối đa;
4. Ngã được coi là khi mà bất kỳ phần nào của cơ thể hoặc thiết bị (trừ hệ thống tăng tốc hay để chân) chạm đất trước khi cánh dù chạm đất;
5. Nếu vận động viên tiếp đất bằng cả 2 chân cùng lúc và điểm chạm đầu không thể xác định thì điểm xa nhất của vết chân được tính;
6. Vận động viên hạ cánh ngoài vùng đích phải báo cho tổ trọng tài càng sớm càng tốt. Nếu không làm điều này sẽ bị mất quyền khiếu nại để bay lại.
Ở đây mình giải thích lại quy định thế nào là hạ cánh chính xác.
Quy định về việc không được để ngã - An toàn là trên hết
Không giống như nhảy dù, phi công dù lượn thi hạ cánh chính xác phải hạ cánh trên đôi chân và đứng được trên chân của mình. Nếu bạn ngã trước khi cánh dù chạm xuống đất thì sẽ bị phạt và nhận được số điểm tối đa. Cách tính điểm ở đây là: người thắng trong thi hạ cánh chính xác có số điểm thấp nhất. Nếu một phi công bay tiếp cận vào khu vực đích tính điểm nguy hiểm, làm thất tốc cánh dù, quay cánh dù hay thực hiện bất kỳ động tác nhào lộn nào gần mặt đất thì sẽ bị phạt ở các mức: cảnh báo, bị điểm số tối đa hay truất quyền thi đấu. Quy định của thi hạ cánh chính xác là an toàn là trên hết.
1. Các vận động viên ghi điểm theo khoảng cách tính bằng xăng ti mét (cm) tính từ điểm chạm đất đầu tiên của cơ thể trong phạm vi từ mép đĩa đặt tại tâm đến điểm xa nhất là 500 cm;
2. Khu vực đo tính điểm sẽ được đánh dấu bằng các vòng 2,5 m và 5 m;
3. Phải tiếp đất bằng chân. Không được để ngã và nếu vận động viên bị ngã thì sẽ nhận điểm tối đa;
4. Ngã được coi là khi mà bất kỳ phần nào của cơ thể hoặc thiết bị (trừ hệ thống tăng tốc hay để chân) chạm đất trước khi cánh dù chạm đất;
5. Nếu vận động viên tiếp đất bằng cả 2 chân cùng lúc và điểm chạm đầu không thể xác định thì điểm xa nhất của vết chân được tính;
6. Vận động viên hạ cánh ngoài vùng đích phải báo cho tổ trọng tài càng sớm càng tốt. Nếu không làm điều này sẽ bị mất quyền khiếu nại để bay lại.
Ở đây mình giải thích lại quy định thế nào là hạ cánh chính xác.
Quy định về việc không được để ngã - An toàn là trên hết
Không giống như nhảy dù, phi công dù lượn thi hạ cánh chính xác phải hạ cánh trên đôi chân và đứng được trên chân của mình. Nếu bạn ngã trước khi cánh dù chạm xuống đất thì sẽ bị phạt và nhận được số điểm tối đa. Cách tính điểm ở đây là: người thắng trong thi hạ cánh chính xác có số điểm thấp nhất. Nếu một phi công bay tiếp cận vào khu vực đích tính điểm nguy hiểm, làm thất tốc cánh dù, quay cánh dù hay thực hiện bất kỳ động tác nhào lộn nào gần mặt đất thì sẽ bị phạt ở các mức: cảnh báo, bị điểm số tối đa hay truất quyền thi đấu. Quy định của thi hạ cánh chính xác là an toàn là trên hết.
#3
Posted 10 June 2014 - 10:52 PM
Đào Tiên Sinh Xin nói rõ hơn về "Vùng đích" trong mục "6". Vùng đích là vòng tròn tâm bán kính bao nhiêu tính từ tâm hay do BCT quy định và có chỉ dẫn hay khoanh vùng khu vực này không.
Giang BT đích tính điểm là một khu vực vẽ các vòng tròn bán kính 2,5m, 5m & 10m (xem hình) quy định hiện nay chỉ có vòng 2.5m & 5m, ở giữa tâm của các vòng tròn là đĩa tính điểm điện tử đường kính 30cm, khi chạm chân vào đĩa thì khoảng cách so với tâm sẽ được tự động tính điểm và hiển thị bằng cm (xem hình dưới đây)
Giang BT đích tính điểm là một khu vực vẽ các vòng tròn bán kính 2,5m, 5m & 10m (xem hình) quy định hiện nay chỉ có vòng 2.5m & 5m, ở giữa tâm của các vòng tròn là đĩa tính điểm điện tử đường kính 30cm, khi chạm chân vào đĩa thì khoảng cách so với tâm sẽ được tự động tính điểm và hiển thị bằng cm (xem hình dưới đây)
#4
Posted 10 June 2014 - 11:09 PM
Giải thích thêm về điểm 5. Nếu vận động viên tiếp đất bằng cả 2 chân cùng lúc và điểm chạm đầu không thể xác định thì điểm xa nhất của vết chân được tính;
Trong khi thi đấu đã có nhiều vận động viên tranh cãi là 'tôi chạm vào chính giữa tâm tại sao điểm số lại to thế này', câu trả lời rất đơn giản: việc của trọng tài là xác định điểm tiếp xúc đầu tiên của chân phi công với đất và trường hợp của bạn là trước khi đạp vào tâm thì gót chân đã trượt một đoạn trên mặt đất trước đó, còn trường hợp cả hai chân cùng chạm đất, một chân vào giữa tâm còn chân kia cách đó 40-50cm và không thể xác định được chính xác điểm chạm đầu tiên thì luật quy định là lấy điểm chạm xa nhất và do vậy vđv tưởng là mình vào tâm vì thấy bảng điện tử chỉ 0.00 nhưng trên thực tế đã bị trọng tài tính điểm của chân bên ngoài xa.
Trong khi thi đấu đã có nhiều vận động viên tranh cãi là 'tôi chạm vào chính giữa tâm tại sao điểm số lại to thế này', câu trả lời rất đơn giản: việc của trọng tài là xác định điểm tiếp xúc đầu tiên của chân phi công với đất và trường hợp của bạn là trước khi đạp vào tâm thì gót chân đã trượt một đoạn trên mặt đất trước đó, còn trường hợp cả hai chân cùng chạm đất, một chân vào giữa tâm còn chân kia cách đó 40-50cm và không thể xác định được chính xác điểm chạm đầu tiên thì luật quy định là lấy điểm chạm xa nhất và do vậy vđv tưởng là mình vào tâm vì thấy bảng điện tử chỉ 0.00 nhưng trên thực tế đã bị trọng tài tính điểm của chân bên ngoài xa.
#5
Posted 11 June 2014 - 08:55 PM
Về vấn đề 'Tín hiệu mất an toàn'
1. Tín hiệu để vận động viên đang bay trên không rời khỏi khu vực tâm đáp vì lý do an toàn sẽ do người trọng tài đứng ở tâm vẫy cờ hiệu màu đỏ hoặc theo lệnh qua bộ đàm.
2. Vận động viên được phép cất cánh lại nếu có tín hiệu mất an toàn trong trường hợp có 2 vận động viên cùng tiếp cận khu vực tâm tính điểm cùng lúc.
Giang BT Có thể vì bất cứ lý do gì mà trọng tài cho là mất an toàn hay nguy hiểm đến vận động viên, ví dụ tốc độ gió lớn quá mức cho phép, có vdv khác bay cắt ngang làm ảnh hưởng tuyến hạ cánh cuối của bạn hoặc cùng vào hạ cánh thì trọng tài sẽ ra tín hiệu để bạn thoát ly khỏi khu vực đích để đảm bảo an toàn.
1. Tín hiệu để vận động viên đang bay trên không rời khỏi khu vực tâm đáp vì lý do an toàn sẽ do người trọng tài đứng ở tâm vẫy cờ hiệu màu đỏ hoặc theo lệnh qua bộ đàm.
2. Vận động viên được phép cất cánh lại nếu có tín hiệu mất an toàn trong trường hợp có 2 vận động viên cùng tiếp cận khu vực tâm tính điểm cùng lúc.
Giang BT Có thể vì bất cứ lý do gì mà trọng tài cho là mất an toàn hay nguy hiểm đến vận động viên, ví dụ tốc độ gió lớn quá mức cho phép, có vdv khác bay cắt ngang làm ảnh hưởng tuyến hạ cánh cuối của bạn hoặc cùng vào hạ cánh thì trọng tài sẽ ra tín hiệu để bạn thoát ly khỏi khu vực đích để đảm bảo an toàn.
#6
Posted 12 June 2014 - 08:25 PM
'Liên lạc bằng bộ đàm'
- Không được sử dụng bộ đàm hoặc các thiết bị liên lạc khác trong khi bay thi đấu, trừ trường hợp khẩn cấp.
- Không được sử dụng bộ đàm cho mục đích cung cấp các thông tin tạo lợi thế khi thi đấu hoặc chỉ huy hay hướng dẫn bay.
- Chỉ được phép dùng bộ đàm vì lý do an toàn và giữ liên lạc giữa ban tổ chức giải với trưởng đoàn và các phi công. Phải sử dụng các tần số mà Ban tổ chức quy định riêng cho an toàn chỉ cho mục đích an toàn. Tần số chính thức sử dụng trong cuộc thi sẽ được thông báo trước khi thi đấu.
- Vận động viên nào bị phát hiện sử dụng bộ đàm để cung cấp hay nhận thông tin tạo lợi thế khi thi đấu hoặc chỉ huy hay hướng dẫn bay sẽ bị đình chỉ thi đấu và kết quả thi đấu của vận động viên sẽ bị hủy.
#7
Posted 12 June 2014 - 11:17 PM
Giang BT Nội dung của mục này cũng rất rõ ràng, không cần phải giải thích thêm nhiều:
i) các vận động viên tham gia thi đấu đều phải trang bị bộ đàm hệ VHF và bật ở kênh quy định của ban tổ chức giải;
ii) chỉ dùng để nghe thông báo hay hướng dẫn của BTC trong trường hợp khẩn cấp;
iii) không được sử dụng bộ đàm trong khi tham gia thi đấu cho dù là ở kênh của BTC hoặc chuyển sang kênh khác để cung cấp thông tin hay chỉ huy hướng dẫn phi công khác bay và hạ cánh.
Nếu ai đó thực hiện những hành động như vậy sẽ tạo lợi thế cho những phi công trong nhóm của mình và không 'fair play' với các phi công khác cùng tham gia thi đấu và bị cấm cũng là điều dễ hiểu.
Giang BT Quy định của Giải năm nay là rõ ràng hơn với việc hủy kết quả thi đấu và cấm thi đấu đối với vận động viên vi phạm quy định sử dụng bộ đàm. Đây là sự điều chỉnh cần thiết trong Điều lệ giải nhằm tạo sự công bằng giữa các vận động viên và là sự rút kinh nghiệm sau khi xảy ra sự cố ở trong Giải dù lượn Bái Nhạ 2012 ở Hòa Bình: có một nhóm các vận động viên tham gia thi đấu cùng với một số ngồi ở ngoài khu vực đích đã sử dụng bộ đàm để hỗ trợ và hướng dẫn hạ cánh cho nhau và đã bị BTC phát hiện và nhắc nhở, tuy nhiên vào ngày thi đấu tiếp theo thì BTC cũng chỉ nhắc nhở chung (không nói rõ là nhóm vđv nào) trong buổi gặp với lãnh đạo các đội để rút kinh nghiệm và vẫn để các vận động viên này thi đấu tiếp chứ không có hình thức phạt hay kỷ luật gì khác.
Hy vọng là Điều lệ giải Đà Nẵng 2014 với những quy định rõ ràng và chặt chẽ về việc sử dụng bộ đàm thì sẽ không có cơ hội để xảy ra những sự cố tương tự và Giải Dù lươn Đà Nẵng năm nay sẽ là một sân chơi bình đằng và lành mạnh để cho tất cả anh em phi công dù lượn Việt Nam có cơ hội thi đấu và so tài một cách 'FAIR PLAY'.
i) các vận động viên tham gia thi đấu đều phải trang bị bộ đàm hệ VHF và bật ở kênh quy định của ban tổ chức giải;
ii) chỉ dùng để nghe thông báo hay hướng dẫn của BTC trong trường hợp khẩn cấp;
iii) không được sử dụng bộ đàm trong khi tham gia thi đấu cho dù là ở kênh của BTC hoặc chuyển sang kênh khác để cung cấp thông tin hay chỉ huy hướng dẫn phi công khác bay và hạ cánh.
Nếu ai đó thực hiện những hành động như vậy sẽ tạo lợi thế cho những phi công trong nhóm của mình và không 'fair play' với các phi công khác cùng tham gia thi đấu và bị cấm cũng là điều dễ hiểu.
Giang BT Quy định của Giải năm nay là rõ ràng hơn với việc hủy kết quả thi đấu và cấm thi đấu đối với vận động viên vi phạm quy định sử dụng bộ đàm. Đây là sự điều chỉnh cần thiết trong Điều lệ giải nhằm tạo sự công bằng giữa các vận động viên và là sự rút kinh nghiệm sau khi xảy ra sự cố ở trong Giải dù lượn Bái Nhạ 2012 ở Hòa Bình: có một nhóm các vận động viên tham gia thi đấu cùng với một số ngồi ở ngoài khu vực đích đã sử dụng bộ đàm để hỗ trợ và hướng dẫn hạ cánh cho nhau và đã bị BTC phát hiện và nhắc nhở, tuy nhiên vào ngày thi đấu tiếp theo thì BTC cũng chỉ nhắc nhở chung (không nói rõ là nhóm vđv nào) trong buổi gặp với lãnh đạo các đội để rút kinh nghiệm và vẫn để các vận động viên này thi đấu tiếp chứ không có hình thức phạt hay kỷ luật gì khác.
Hy vọng là Điều lệ giải Đà Nẵng 2014 với những quy định rõ ràng và chặt chẽ về việc sử dụng bộ đàm thì sẽ không có cơ hội để xảy ra những sự cố tương tự và Giải Dù lươn Đà Nẵng năm nay sẽ là một sân chơi bình đằng và lành mạnh để cho tất cả anh em phi công dù lượn Việt Nam có cơ hội thi đấu và so tài một cách 'FAIR PLAY'.
3 user(s) are reading this topic
0 members, 3 guests, 0 anonymous users