Tại Anh, hiệp hội quốc gia không cấp phép - nó chỉ đơn giản là làm xếp hạng phi công. Phi công không cần phải là thành viên của một câu lạc bộ địa phương để được xếp hạng.
Tuy nhiên, những yêu cầu này lại được làm theo cách khác - Phi công cần phải có xếp hạng của BHPA và thẻ thành viên BHPA để tham gia các câu lạc bộ địa phương!
Tuy nhiên xếp hạng cơ bản của PHI CÔNG CLB (tương đương với para pro 3, phi công mới) – ghi là phi công được bay "trong điều kiện câu lạc bộ" – do vậy xếp hạng về mặt kỹ thuật không có nghĩa gì nếu phi công không bay với câu lạc bộ địa phương của mình, hoặc với HLV hoặc người hướng dẫn!
Xếp hạng đúng cho phi công bay độc lập là xếp hạng phi công ở mức IPPI 4. Xếp hạng tiếp theo là PHI CÔNG CAO CẤP bao gồm các nội dung bay ngoài khuôn khổ IPPI - Đánh giá phi công và phi công cao cấp có thể có IPPI 5 bằng cách có thêm một số chuyến bay XC!
Tuy nhiên tất cả những xếp hạng ở đây không phải giấy phép vì ở Anh không có yêu cầu về pháp lý nào phải có giấy phép để bay! Tuy nhiên, chủ đất và các câu lạc bộ sẽ yêu cầu bạn có xếp hạng và bảo hiểm (thể hiện bằng thẻ thành viên BHPA) để có quyền sử dụng đất của họ.
ĐỨC & ÁO
Đăng ký 1 khóa học dù lượn, vượt qua kỳ thi và nhận thẻ phi công dù lượn tương đương mức IPPI4.
Điều này cho phép bạn bay (gần như) tất cả các điểm bay địa phương mà không cần phải có câu lạc bộ / HLV. Bảo hiểm là bắt buộc cho cả thành viên lẫn không phải thành viên DHV.
Không bắt buộc phải đăng ký thành viên DHV / OeAeC trừ khi tham gia một số cuộc thi đấu nhất định.
Cũng không bắt buộc phải là thành viên câu lạc bộ trừ một vài điểm bay của riêng một số thành viên. Hầu hết các điểm bay cho phép khách bay. Ở Áo thậm chí không phải là một vấn đề.
Để bay XC thì thẻ phi công dù lượn IPPI mức 5 là cần thiết, nâng cấp bằng không phải là khó. Một vài điểm bay (rất ít) yêu cầu phải có thẻ phi công dù lượn này để bay, nhưng mà chỉ ở Đức thôi, còn ở Áo, bạn có thể bay ở tất cả các điểm bay với thẻ phi công dù lượn bình thường.
Hiệu lực của thẻ phi công dù lượn là không giới hạn, không cần gia hạn.
THUỴ SỸ
Về cơ bản giống như Đức và Áo, có ngoại lệ là "thẻ phi công dù lượn thường" là dùng rộng hơn, mất nhiều thời gian để lấy được và bao gồm cả thẻ để bay XC và tương đương IPPI mức 5. Bảo hiểm là bắt buộc, nhưng không rõ là có cấp ngoài liên bang cho người Thụy Sỹ hay không. Người nước ngoài bay với thẻ của nước mình và có bảo hiểm miễn là họ không sống ở Thuỵ Sỹ.
Hiệu lực cũng không giới hạn. Và các phi công Thụy Sĩ cần phải có số dán trên vòm dù không giống như phi công khách. Đây cũng là điểm riêng khá buồn cười.
Mặc dù các tiêu chí cấp thẻ IPPI thực sự là khá thấp, nhưng vẫn không dễ dàng có được. Sau khi nhận được thẻ phi công dù lượn, bạn đã mặc định là IPPI mức 4. Để được mức 5, bạn cần phải có 5 chuyến XC từ 20 km trở lên, sử dụng nhiều thermal (phần còn lại về các yêu cầu hầu như đã được đáp ứng khi bạn có thẻ phi công dù lượn).
Đối với yêu cầu là câu lạc bộ: Để có bảo hiểm của SHV (hiệp hội dù lượn Thụy Sĩ) cho bên thứ 3 thì bạn phải là thành viên. Nhưng bạn có thể có bảo hiểm cho bên thứ 3 từ bất kỳ công ty bảo hiểm nào khác mà bạn thích, nó có thể chỉ là tốn kém hơn một ít. Vì vậy, chỉ riêng chuyện đó thì không cần phải có yêu cầu là thành viên CLB.
Thụy Sĩ có khoảng 50 câu lạc bộ trên toàn quốc. Thành viên là tự nguyện đối với các phi công "bay thường xuyên". Nếu bạn muốn bay trong các giải XC của Thuỵ Sỹ (XC comp kéo dài cả năm trên XContest), hoặc bất kỳ các cuộc thi nào khác (Swiss Cup, Cup Liên đoàn Thụy Sĩ, cúp quốc gia Thụy Sĩ), bạn phải là thành viên SHV và phải có Thẻ phi công dù lượn. Thẻ phi công dù lượn chỉ có cho phi công là thành viên của câu lạc bộ.
PHÁP: Chỉ có bảo hiểm là bắt buộc, nhưng hầu như tất cả mọi người học dù lượn qua trường lớp.
Ý:
Trước tiên bạn cần gặp cảnh sát để xác nhận không có vấn đề gì về pháp lý.
Hiển nhiên có thể bỏ qua và không thể thực thi được với hàng triệu chuyến bay mỗi năm của cả người nước ngoài và không biết có bao nhiêu là người Ý.
Cũng thường thấy một số người bay không có thẻ phi công dù lượn và bảo hiểm - tạo ra những rắc rối ở một số khu vực. Về cơ bản mới chỉ từ năm 2011 khi cảnh sát bắt đầu kiểm tra ở Bassano (khu vực rất đông người bay với những điều kiện thời tiết và thời gian nhất định trong năm).
Vấn đề "tội phạm" ở đây không nói về những người bay không có thẻ phi công dù lượn, ở Italy để tham gia học và xin cấp thẻ phi công dù lượn trước tiên bạn phải chứng minh rằng hồ sơ pháp lý của bạn là sạch. Bạn đến gặp cảnh sát và nói rằng muốn thành phi công dù lượn. Cảnh sát sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn và nếu sạch sẽ thì sau ba tháng kể từ ngày yêu cầu, bạn sẽ nhận được một giấy xác nhận một rằng bạn được phép tham gia học và xin cấp thẻ phi công dù lượn.
Không biết ở các nước khác thế nào, đoán là ở các nước ít quan liêu hơn thì khi bạn xin cấp thẻ phi công dù lượn thì họ sẽ tự động kiểm tra hồ sơ của bạn chỉ bằng một cái nhấp chuột.
Bỉ-Hà Lan-Luxemburg:
Tương tự như Đức /Áo về các yêu cầu cấp thẻ phi công dù lượn, bạn không cần phải là thành viên của một câu lạc bộ. Thông thường thẻ phi công dù lượn phải đổi theo định kỳ.
Ở Hà Lan, nó thậm chí còn thú vị hơn. Về mặt pháp lý, bạn không cần phải có thẻ phi công dù lượn để bay. Nhưng bạn cần phải có kiến thức về các quy định không phận và luật hàng không. Bằng chứng là phải có giấy chứng nhận (thẻ xanh hoặc briefje blauwe bằng tiếng Hà Lan) có thể có được bằng cách thi. Nó thực sự là một phần của kỳ thi phi công dù lượn.
Bạn cần phải có bảo hiểm cho bên thứ ba.
Ngay cả đối với tàu lượn và diều lượn, theo quy định của pháp luật, bạn không cần có thẻ phi công dù lượn. Về lý thuyết điều này có nghĩa là bạn có thể làm một bài kiểm tra lý thuyết đơn giản, mua bảo hiểm, đi mua trang thiết bị (dù /diều lượn) và bắt đầu bay.
Tuy nhiên ít có cơ hội là có ai đó sẵn lòng kéo tời để bạn bay (vì ở bên này đất bằng phẳng nên chỉ có thể bay bằng tời kéo -btg).
Hà Lan có liên đoàn và họ có chương trình cấp phép và gần như tất cả các phi công đều có thẻ phi công dù lượn này. Liên đoàn cũng cấp bảo hiểm cho bên thứ ba với giá rẻ nếu bạn là thành viên. Bạn có thể trở thành thành viên của liên đoàn mà không cần có câu lạc bộ.
Thẻ phi công dù lượn 1: Có khả năng bay một mình với sự giám sát của HLV tại các điểm bay địa phương. (thi lý thuyết cơ bản)
Thẻ phi công dù lượn 2: phi công tự bay. IPPI 4 (ít nhất 40 chuyến bay, một số nội dung bay đặc biệt và thi lý thuyết)
Thẻ phi công dù lượn 3: bay XC, IPPI 5 (ít nhất 100 chuyến bay, một số nội dung bay, và một vài chuyến bay trên 45 phút và kiểm tra kiến thức về không phận)
TÂY BAN NHA:
Không rõ các yêu cầu pháp lý chính thức, nhưng không có vấn đề kiểm tra gì hết. Nhiều (quá nhiều) người chỉ đi đến điểm bay và bay, (gần như) không có ai quan tâm.
Ở Phần Lan quy định đã thay đổi trong năm nay (2011). Trước đây, phải có thẻ phi công dù lượn. Liên đoàn quốc gia (SIL) chịu trách nhiệm cấp thẻ phi công dù lượn và chỉ cấp cho các thành viên SIL (= bắt buộc phải là thành viên).
Hiện nay tình hình là khá giống như ở Anh. Không cần phải có quy định pháp lý nào là phải có thẻ phi công dù lượn để bay và không có yêu cầu đối với phi công / câu lạc bộ phải là thành viên SIL. Tuy nhiên, trên thực tế tất cả các câu lạc bộ là đăng ký với SIL và họ yêu cầu các phi công của họ phải là thành viên SIL chủ yếu là do trách nhiệm bảo hiểm với bên thứ 3. SIL cũng xếp hạng quốc gia cho phi công (dựa trên chương trình đào tạo đã được SIL cấp và phê duyệt) cũng như thẻ quốc tế IPPI. Có rất nhiều lý do để là một thành viên, nhưng nó không còn là bắt buộc nữa.
TÓM LẠI:
Trong đa số các nước thành viên EU mà dù lượn phát triển thì quy định không bắt buộc phải là thành viên câu lạc bộ, thậm chí cũng không cần phải là thành viên liên đoàn quốc gia. Vài trường hợp ngoại lệ với những điểm bay riêng của một số thành viên, nhưng thường chỉ phi công khách đến bay là phải thu xếp. Đôi khi là lệ phí, có lúc thì không cần.
MỸ
Bạn thường học và được đánh giá bởi HLV đã được cấp chứng chỉ. Là phi công mới (P2) bạn có thể tự bay ở các điểm bay được đánh giá theo cấp thích hợp. Câu lạc bộ của tôi duy trì khoảng 6-7 điểm bay. Ba trong số những đó (một là của trường) là cho cấp P2 và phi công P2 có thể bay bất cứ lúc nào. Những điểm khác là yêu cầu hơn về kỹ thuật và phi công P3 (IPPI4) và cao hơn có thể bay không hạn chế, nhưng phi công P2 chỉ có thể bay ở đây nếu có người hướng dẫn.
Hầu hết các phi công trong khu vực là thành viên của câu lạc bộ, đây là cách để hỗ trợ câu lạc bộ và nguồn kinh phí thu được dùng để bảo trì, nhưng phi công không cần phải là thành viên CLB để bay ở các điểm bay của chúng tôi quản lý. Nhưng họ phải tuân theo các quy tắc, ký giấy miễn trừ trách nhiệm và có thẻ phi công USHPA hợp lệ.
Một phi công mới có thể tự bay tại bất kỳ điểm bay P2 nào ở Mỹ, nhưng họ nên nghe giới thiệu về điểm bay của đại diện câu lạc bộ địa phương và ký miễn trừ của câu lạc bộ.
Úc
Phải học dù lượn qua trường được công nhận. Trước khi khóa học bắt đầu thì bạn đã phải là thành viên của HGFA (liên đoàn Diều / dù lượn Úc), họ sẽ cấp cho bạn bảo hiểm cho bên thứ 3. Khóa học về thời gian là khoảng 9 ngày và trong thời gian đó bạn là một học viên phi công. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra viết và thực hành thì bạn sẽ nhận được "Thẻ phi công dù lượn hạn chế”- điều này cho phép bạn bay trong câu lạc bộ có giám sát của một người phụ trách an toàn của câu lạc bộ (khi bay, bạn phải đeo dải dây dài 2m màu đỏ gắn với cánh dù/ đai ngồi của mình). Sau 25 giờ, bạn có thể tiếp tục ngồi thi / kiểm tra thực hành và nếu đạt thì sẽ nhận được "Thẻ phi công dù lượn trung cấp”- điều này cho phép bạn bay không hạn chế. Sau thẻ phi công dù lượn Trung cấp là thẻ phi công dù lượn cao cấp - phải thi thêm, sau đó là bay đôi, HLV, ...
Phí HGFA được trả hàng năm cũng như phí Nhà nước (ví dụ: nơi bạn sinh sống ví dụ như New South Wales, Victoria, Queensland, v.v.) và phí câu lạc bộ. Khi gia hạn thành viên HGFA có một phần trên đơn hỏi bạn thuộc câu lạc bộ nào.
Đối với những người nước ngoài bay ở Úc, họ cần phải có thẻ IPPI hợp lệ của nước mình ban hành và cũng có thể tham gia HGFA dưới dạng thành viên ngắn hạn (có giá trị trong thời gian 6 tháng).
Nơi tôi sống và bay hiện nay không có quy định về hàng không liên quan đến dù lượn (Papua New Guinea). Trước khi rời Úc, tôi đã có thẻ phi công dù lượn hạn chế và đang xin thẻ IPPI - Tôi nhận được thẻ IPPI 3. Khi quay trở lại Úc, tôi sẽ phải đăng ký lại với HGFA và thực hiện một chuyến bay kiểm tra thực hành với một HLV được công nhận trước khi bay bằng Thẻ phi công dù lượn hạn chế của mình.
Nguồn: paraglidingforum.com
0
Thẻ phi công dù lượn ở các nước
Started by Bùi Thái Giang, Jan 10 2013 09:28 PM
No replies to this topic
6 user(s) are reading this topic
0 members, 6 guests, 0 anonymous users