Jump to content


HNPG-Green Environment CLUB


  • Please log in to reply
5 replies to this topic

#1 Guest_Lê Hoàng Bách_*

Guest_Lê Hoàng Bách_*
  • Khách chưa login

Posted 04 June 2008 - 09:12 AM

Rất nhiều tổ chức đã kêu gọi bảo vệ môi trường và động vật hoang dã của tự nhiên nên tôi cũng không lặp lại như đài phát thanh phường. Tôi rất mong những hoạt động của từng thành viên chúng ta không ảnh hưởng tới thiên nhiên trực tiếp (săn bắn phá hoại) hoặc gián tiếp (cổ vũ, mua bán, nuôi cảnh, tiêu thụ cho những cửa hàng chim thú hoang dã).
Clb chúng ta nên có một tiêu chí lành mạnh và hành động thiết thực trong việc bảo vệ nguồn sinh cảnh vốn đã bị con người tàn phá trong thời gian gần đây. Tôi đề nghị CLB nên lập ra một số quy định để các thành viên HNPG góp phần bảo vệ môi trường một cách tích cực hơn.
1. Không vứt rác thải cứng trong môi trường tự nhiên. Nylon và plastic gói đem về nhà vứt, ít ra thì nó cũng vào xe rác.
2. Kiên quyết không tiêu thụ tiếp tay cho những người săn bắt chim thú hoang dã. Ăn mấy con đấy thì bổ béo hơn cái gì!!!
3. Giảm thiểu lượng khí thải CO2 ra môi trường - có thể đi bộ hoặc xe đạp là một cách giữ sức khỏe và bảo vệ môi trường tốt nhất.
4. Kêu gọi những người khác hành động như vậy vì cuộc sống xanh hơn

#2 Bùi Thái Giang

Bùi Thái Giang

    Advanced Member

  • Root Admin
  • PipPipPip
  • 2,160 posts
  • Handphone:0903439760
  • Gender:Male
  • Location:Hà Nội

Posted 04 June 2008 - 09:58 AM

Mình đồng ý với Bách, nội dung này nên đưa ra ngoài phòng họp vào mục thông báo để tất cả anh em biết và nâng cao ý thức.

#3 Lê Hồng Quang

Lê Hồng Quang

    Advanced Member

  • Validating
  • PipPipPip
  • 402 posts
  • Gender:Not Telling

Posted 04 June 2008 - 10:33 AM

Quang đã chuyển topic này vào phần Trong khi chờ gió lên.

Xin nhất trí với những đề xuất của Bách. Việc có thể làm ngay là khi leo núi, không vứt vỏ chai nhựa, mà gom vào balô và cho bà con địa phương, và tốt nhất là dùng túi mềm đựng nước. Khi ăn xong xôi, có thể vứt giấy báo và lá gói, nhưng túi nylon thì phải đem về. Với biscuit và lương khô cũng cần đem vỏ nylon về.

Từ đầu tuần Quang đã đem xe đạp ra lau chùi và đi vài vòng hồ Hoàn Kiếm vào các buổi sáng, đây là cách rèn luyện chân rất tốt, nhất là khi đạp nhanh liên tục. Đang dự định bán xe máy, chỉ đi xe đạp và ôtô thôi!

#4 Nguyễn Quốc Mạnh

Nguyễn Quốc Mạnh

    Advanced Member

  • Administrators
  • PipPipPip
  • 86 posts
  • Handphone:0983395990
  • Gender:Male

Posted 04 June 2008 - 11:31 AM

Em có đề nghị nhỏ là mình nên rèn luyện đi xe đạp để chở dù từ HN lên Lương Sơn. Như thế sẽ bảo vệ môi trường nhất. Àh mà anh Quang đi ôtô 1 hôm thì bằng đi xe máy khoảng 4 tháng đấy anh à, vì cái xe ôtô của anh ăn xăng gấp 6 lần xe máy anh à.

#5 Bùi Thái Giang

Bùi Thái Giang

    Advanced Member

  • Root Admin
  • PipPipPip
  • 2,160 posts
  • Handphone:0903439760
  • Gender:Male
  • Location:Hà Nội

Posted 04 June 2008 - 12:44 PM

 Nguyễn Quốc Mạnh, on Jun 4 2008, 11:31 AM, said:

Em có đề nghị nhỏ là mình nên rèn luyện đi xe đạp để chở dù từ HN lên Lương Sơn. Như thế sẽ bảo vệ môi trường nhất.

Vụ này nghe có vẻ đúng 'đường lối', chắc có nhiều người hưởng ứng, đặc biệt các em thiếu nhi đang nghỉ hè chắc sẽ muốn cùng tham gia đạp xe vì môi trường, vì không vứt rác, vì không dùng túi ny lông, vì vì vì vì ..... muốn trốn bố mẹ, ra khỏi nhà được đi chơi xa, nhưng chỉ sợ anh em ta lên đến Lương Sơn rồi thì thở ra cả đằng tai lẫn đằng đuôi, không còn sức để bay nữa :unsure:

Ta cũng có thể đi xa hơn, hội nhập cùng thế giới đi xe đạp kiểu này để bảo vệ môi trường, họ có hẳn 1 hội tổ chức khắp thế giới WNBR

Khẩu hiệu thì rất đa dạng:
What do cars and clothes have common? They both start with C and they suck!
The Future's Green
Greener is cleaner
Crude is rude! Don't be a prude – go nude!
Less gas, more ass!
This naked body burns calories, not oil
Less oil = More life


Hoạt động thì trông cực kỳ hấp dẫn:
Posted Image

Posted Image

Posted Image

#6 Guest_Lê Hoàng Bách_*

Guest_Lê Hoàng Bách_*
  • Khách chưa login

Posted 05 August 2008 - 10:41 PM

04 Tháng 8 2008 - Cập nhật  11h05 GMT                                                               Posted Image                                                                                                                                          Posted Image                       Posted Image                                                                                      
                      
                                                                          Động vật hoang dã VN cạn kiệt                                                                                                                                                                     Posted Image                                                 Posted Image                                                                                      Giới buôn lậu nói kể cả hổ sống lẫn hổ chết đều có bán nếu đặt hàng sớm và trả giá tốt                                                                       Hai nghiên cứu mới cho thấy vốn là một trong các quốc gia có hệ sinh thái đa dạng nhất Đông Nam Á nhưng một                       số loài ở Việt Nam rất có thể sẽ bị biến mất trước khi được giới khoa học biết đến.                 Thói chuộng thịt thú rừng và nhu cầu đông y dược của người Việt đang khiến cho thế giới động thực vật ở                    trong và cả ngoài đường biên giới đất nước bị cạn kiệt.                

                 Viết  trên Tạp chí Môi trường và Phát triển, tác giả Nguyễn Văn Song  từ Đại học Nông nghiệp Hà Nội đánh giá việc buôn bán động  vật hoang dã ở Việt Nam vẫn tiếp diễn, không chống cản nổi  và đang gây ảnh hưởng tới cả các quốc gia láng giềng.

                                     Theo  TRAFFIC, cơ quan phối hợp giữa WWF và IUCN (The World Conservation  Union) chuyên giám sát việc buôn lậu động thực vật hoang dã  toàn cầu, lâu nay Việt Nam vẫn đóng vai trò quan trọng trong  việc buôn lậu động thực vật hoang dã trong khu vực Đông Nam Á.

                 Nguy cơ tuyệt chủng

                 Việt  Nam vừa là nguồn cung cấp vừa nơi là tiêu thụ. Bên cạnh đó  nhờ ở vị trí địa lý thuận lợi Việt Nam cũng là là điểm  trung chuyển của các đường buôn lậu đến các nước ở châu Á  cũng như ra thế giới.

                 Ông Hoàng Ngọc Khanh, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa thiên Huế, nhìn nhận vấn đề ở Việt Nam phức tạp                    hơn một số nước khác do người Việt có tập quán ăn thịt rừng.                

                 Ông Khanh cũng nói một trong những biện pháp đang được xem xét là xây dựng luật bảo vệ đa sinh học, củng cố                    các biện pháp chế tài và nâng cao nhận thức của người dân.                  

                 Một khả năng nữa theo ông là nghiên cứu cho gây nuôi sinh sản một số loài cho mục đích thương mại như nhím và                    lợn rừng.                

                 Nhưng  một cán bộ của TRAFFIC ở Hà Nội, Nguyễn Đào Ngọc Vân, nói  đã có những nghiên cứu để chứng minh được là việc gây nuôi  sinh sản không hổ trợ được cho việc bảo tồn bởi vì sẽ luôn  luôn có nhu cầu tiêu thụ động thực vật hoang dã.

                 Việt Nam lâu nay đã có nhiều nỗ lực bảo tồn đặc biệt những loài đang có nguy cơ tuyệt chủng trong danh sách                    đỏ của CITES.                

                 Nhưng TRAFFIC nói nếu không có những qui định nghiêm ngặt hơn và việc thực thi pháp luật không tốt hơn thì những                    loài hiện không quí hiếm sớm muộn gì cũng có nguy cơ tuyệt chủng.                

                 'Không cản nỗi'

                 Phúc  trình mới nói rằng dẫu cho Việt Nam đã cam kết với cộng đồng  quốc tế về việc chống nạn buôn bán thú rừng nhưng tình trạng  buôn lậu hổ, khỉ, rắn, tê tê và các loài động vật khác ở  Việt Nam vẫn đang tăng mạnh.

                 Các chuyên gia ước tính có tới 4,000 tấn động vật sống, thịt, da, xương và các sản phẩm khác đã được vận                    chuyển ra vào Việt Nam mỗi năm, với tổng giá trị hơn 67 triệu đô la.                

                 Động vật chủ yếu được thu gom từ các vườn quốc gia Việt Nam và Lào, Campuchia, đem tiêu thụ tại Việt Nam, Trung                    Quốc, Nam Hàn, Đài Loan và Nhật Bản.                

                 Một lượng lớn động vật hoang dã được buôn lậu qua ngả biên giới Việt - Trung, ước tính chừng 2.500-3.000 kg                    mỗi ngày.                

                 Đã có một số vụ bắt giữ lớn xảy ra trong thời gian qua. Hồi tuần trước, cảnh sát Việt Nam giữ hơn 2.000 tấn                    rắn sống và 770 kg rùa từ Lào đang trên đường sang Trung Quốc.                

                                    

                                                                              Posted Image                                                             Posted Image Còn có khoảng cách rất lớn giữa chính sách và việc thực thi chính sách bảo vệ đời sống hoang dã.
Posted Image                                                                 Phúc trình của TRAFFIC                                                                                                                                    Tuy  nhiên, bản phúc trình ước tính là tổng trị giá số động vật  hoang dã thu được chỉ chiếm 3% số thực tế bị kinh doanh và  giới chức ở tình thế bất lợi khi trung bình mỗi nhân viên  kiểm lâm phải chịu trách nhiệm coi sóc 1.400 hecta rừng với  mức lương tháng chỉ chừng 50 đô la.

                 Bản phúc  trình cũng nói những kẻ buôn lậu đặt quan hệ với những  "người có ảnh hưởng" để hối lộ hoặc đe dọa các quan chức và  giấu hàng lậu vào các xe tải, xe cứu thương, xe đám cưới hay  đám tang và cả xe tù nữa.

                 Cũng theo bản phúc trình thì Hà Nội là thị trường tiêu thụ thịt thú rừng bất hợp pháp lớn nhất, với doanh                    số lên tới 12.000 đô la mỗi ngày.                

                 Nhu cầu cao

                 Bản phúc trình nhận xét: "Hà Nội là trung tâm văn hóa và chính trị của Việt Nam, nơi các chính sách về bảo                    vệ và bảo tồn được đưa ra, được triển khai.''                

                 TRAFFIC nói điều này cho thấy còn có khoảng cách rất lớn giữa chính sách và việc thực thi chính sách bảo                    vệ đời sống hoang dã.                

                 Những loài thú được tiêu thụ mạnh nhất tại thủ đô là rắn, cầy hương, thằn lằn, nhím, báo, tê tê, khỉ, lợn                    rừng, rùa mai cứng, rùa mai mềm, cầy, lợn lòi và chim.                

                


                 Bản phúc trình của TRAFFIC nói một thị trường khác tiêu thụ mạnh các sản phẩm là thị trường y dược truyền                    thống của Việt Nam và Trung Quốc.                

                 "Nhiều loài động vật thuộc danh sách bảo tồn toàn cầu (như hổ, gấu và tê giác) vẫn có thể mua được trên                    thị trường, nếu đặt hàng trước và trả giá đủ cao."                

                 Những  người cung cấp thông tin cho TRAFFIC nói hổ non còn sống, xương  hổ và các chất liệu làm thuốc, ở dạng thô hoặc đã qua chế  biến, được mua từ Campuchia, Lào và cả từ Malaysia để cung ứng  trên thị trường Việt Nam.

                 Các nhà buôn ở xã Ninh Hiệp, gần Hà Nội, đã đặt hàng để mua cho các nhà điều tra "bất kỳ động vật làm                    thuốc nào, nếu báo tin sớm", gồm từ hổ đông lạnh, sừng tê giác cho tới mật gấu rừng.                

                 Theo bản phúc trình của TRAFFIC thì các chủ tiệm chào bán hàng đều "được tổ chức rất tốt, mỗi tiệm đều                    nói họ tránh khỏi các cuộc điều tra do có sự bảo trợ của các quan chức tiến hành điều tra."




0 user(s) are reading this topic

0 members, 0 guests, 0 anonymous users