Lái dù – Các động cơ bản

Đây là một phần trong “Tài liệu Hướng dẫn Huấn luyện Phi công Dù lượn” giành cho phi công học viên nhằm giúp htìm hiểu về những vấn đề cơ bản của bộ môn dù lượn, những vấn đề cần biết khi bắt đầu chơi dù lượn. Về cơ bản, đây là những thông tin phi công học viên cần nắm được để có thể bắt đầu chơi dù lượn một cách tự tin và an toàn. BT Giang
—————————————————————————————————————-
Người phi công lái dù lượn bằng cách dùng tay kéo dây lái, từng bên độc lập hoặc đồng thời để thay đổi dạng cánh của cánh dù trên đầu và do đó làm thay đổi lực nâng và lực cản tạo bởi sự khác biệt về diện tích cánh. Phản ứng của cánh dù sau đó là thay đổi tốc độ bay hoặc quay để đổi hướng bay. Trong các chuyển động theo 3 trục: trước-sau (Pitch), trái-phải (Roll) và thẳng đứng (Yaw – phi công và cánh dù xoay quanh trục thẳng đứng) thì người phi công thường chỉ có thể kiểm soát được những chuyển động theo trục trước-sau bằng cách kéo hoặc thả dây lái đồng thời, và trái-phải (tức là đổi hướng bay sang trái hoặc phải) bằng cách kéo dây lái bên tương ứng trong khi không kéo hoặc thậm chí là thả bớt dây lái bên kia. Khi quay để đổi hướng bay, bản thân cánh dù sẽ nghiêng về bên trái hoặc phải.

P1 Pitch.jpg

Trước-sau (Pitch) – hình nhìn từ phía bên sườn, có 2 trục thẳng đứng và trục dài là hướng bay và nằm ngang

P2 Roll.jpg

Trái-phải (Roll) – hình nhìn từ phía trước, có 2 trục thẳng đứng và trục ngang sườn

P3 Yaw.jpg

Thẳng đứng (Yaw) – hình nhìn từ trên xuống, có 2 trục trục dài là hướng bay và trục ngang sườn, cả hai trục đều nằm ngang

Kéo xuống hoặc thả cao đồng thời dây lái (cũng có thể gọi là dây phanh) làm thay đổi tốc độ của cánh dù. Để tăng tốc độ bay, bạn phải nâng cao cả hai tay cầm dây lái. Khi dây lái ở vị trí cao nhất thì cánh dù sẽ bay ở tốc độ bay tối đa. Bạn sẽ nhận ra điều này khi thấy cùng với việc tăng tốc độ bay thì kèm theo đó là tăng tiếng ồn cũng như tăng cảm giác về luồng không khí thổi qua trên mặt mình.

P4.jpg

Bay dù lượn ở tốc độ bay bình thường

Để giảm tốc độ bay bạn kéo dây lái thấp xuống. Bạn sẽ nhận thấy tiếng ồn giảm và luồng không khí thổi trên mặt mình ít đi.

P5.jpg

Kéo dây lái thấp xuống để giảm tốc độ bay

Kéo dây lái xuống quá nhiều sẽ làm cho cánh dù bị thất tốc. Đây là tình huống cần tránh để xảy ra trừ trường hợp bạn chỉ còn cách mặt đất khoảng 1-2m và chuẩn bị hạ cánh trong điều kiện gió nhẹ và cần thực hiện động tác thất tốc cánh dù để tiếp đất nhẹ nhàng. Kỹ thuật này được gọi là kéo sâu hết dây lái (flare – triệt hoàn toàn tốc độ của cánh dù). Trong điều kiện gió mạnh hơn thì chỉ cần kéo dây lái xuống một chút để đạt được hiệu quả như mong muốn và hạ cánh nhẹ nhàng.

P6.jpg

Kéo dây lái sâu hết xuống để ‘flare’ cánh dù khi hạ cánh

Kiểm soát chính xác tốc độ bay là rất quan trọng. Vì vậy người HLV sẽ giành nhiều thời gian và công sức để giúp và biết chắc là bạn đã quen với “cảm giác” về cánh dù khi bay ở một tốc độ nào đó. Các yếu tố quan trọng ở đây cần chú ý là dây lái có ở chính xác vị trí hay không (không quá thấp hoặc quá cao), lắng nghe tiếng gió thổi, và cảm nhận được tác động của nó trên cơ thể và mặt mình. Một điểm quan trọng cũng cần được làm rõ là bạn không thể đánh giá được tốc độ bay của mình bằng cách nhìn xuống đất – trên thực tế việc nhìn xuống đất có thể rất dễ gây nhầm lẫn. Vì vậy người HLV sẽ nhắc để bạn dần dần thành thói quen nhìn về phía trước và xung quanh để quan sát các cánh dù khác. Lý do tại sao bạn không thể đánh giá được tốc độ bay bằng cách nhìn xuống mặt đất sẽ được giải thích trong phần ‘Bay trong bầu không khí luôn chuyển động’.

Thực hiện động tác quay (nhưng việc bạn phải làm trước khi quay luôn quan sát xung quanh, phải chắc là có khoảng trống đủ tốt và không có cánh dù nào bị ảnh hưởng) bằng cách kéo nhẹ nhàng dây lái xuống ở bên bạn định quay. Khi thực hiện động tác quay, phản ứng của cánh dù bị trễ lúc ban đầu rồi sau đó bắt đầu quay. Sau này trong quá trình huấn luyện dù lượn nâng cao bạn sẽ được học cách quay để đổi hướng bay phức tạp hơn so với động tác quay giới thiệu ở đây bằng cách kết hợp kéo dây lái cùng với dịch chuyển trọng lượng, nhưng việc thảo luận sâu về kỹ thuật đó là nằm ngoài phạm vi của tài liệu này.

P7.jpg

Thực hiện động tác quay phải

P8.jpg

Thực hiện động tác quay trái

Nếu kéo một bên dây lái xuống sâu và mạnh thì cánh dù sẽ quay gắt hơn, nhưng có nguy cơ bị rơi vào trạng thái xoay (spin). Bạn cần tránh để rơi vào tình huống này vì cánh dù sau đó sẽ nhanh chóng rơi vào tình trạng mất kiểm soát. Kéo dây lái từ tốn, ít một và nhẹ nhàng là điều then chốt ở đây. Một điểm quan trọng nữa mà bạn cần ghi nhớ là không bao giờ được bỏ tay khỏi dây lái trong suốt chuyến bay.

Bình luận

comments