Các quy tắc bay tại Đức

Các quy tắc bay và tránh nhau trên không của Đức
Đặng Quốc Tuấn dịch

1. Chứng chỉ
IPPI-Card (The International Pilot Proficiency Information), thẻ thông tin trình độ phi công quốc tế, là yêu cầu bắt buộc đối với tất cả phi công nước ngoài. Mức 4 là mức độ tối thiểu để có thể bay không cần người giám sát và mức 5 dành cho bay đường dài. Ở những mức độ thấp hơn, chỉ được thực hiện bay dưới sự giám sát của người hướng dẫn là người Đức. Chỉ được bay đôi khi phi công có chứng chỉ bay đôi hợp lệ của Đức hoặc Áo (German or Austrian Tandem License). Đối với bay bằng tời kéo, các phi công nước ngoài phải phối hợp với một cơ sở huấn luyện diều lượn/dù lượn của Đức.

2. Bảo hiểm
Bảo hiểm cá nhân là bắt buộc, mức bảo hiểm ít nhất phải là 1,5 triệu Euro.

3. Các yêu cầu về thiết bị
Tại Đức, tất cả các phi công đều phải mang dù dự bị. Phi công nước ngoài được phép bay với trang thiết bị theo quy định và quy tắc về thiết bị của nước mình.

Các quy tắc chung

1. Máy bay có động cơ luôn phải nhường đường cho dù lượn và diều lượn. Dù lượn và diều lượn luôn phải nhường đường cho khinh khí cầu.

2. Tàu lượn, dù lượn và diều lượn phải tuân thủ theo các quy tắc sau để tránh va chạm:

Khi có nguy cơ va chạm trên không ở vị trí đối đầu, cả hai phi công phải tránh sang bên phải.

Khi có thể va chạm gần sườn núi ở vị trí đối đầu, phi công nào mà sườn núi nằm bên trái thì phải tránh sang bên phải.

Nếu hai phi công có thể va chạm ở một điểm phía trước [cắt mặt nhau], phi công đến từ bên trái phải nhường đường.

Luôn luôn vượt ở bên phải.

Phi công vào cột khí nóng (thermal) đầu tiên là người định ra hướng lượn vòng: Tất cả các phi công vào sau đều phải quay theo cùng hướng này.

Tại Đức, việc tuân thủ đường tiếp cận hạ cánh là bắt buộc đối với dù lượn và diều lượn. Nó bao gồm các đoạn bay xuôi gió, ngang gió và kết thúc là hạ cánh ngược gió.

Hãy tự mình nghiên cứu các quy tắc và sơ đồ đường hạ cánh của điểm bay trước khi cất cánh.

Nguồn: http://www.dhv.de

Bình luận

comments