Khuyến nghị của BHPA về kỹ thuật tai voi

Khuyến nghị của BHPA về kỹ thuật tai voi
Bùi Thái Giang dịch

‘Tai voi’ là một kỹ thuật giảm độ cao nhanh được sử dụng bởi phần lớn các phi công, nhằm đạt được kết quả bằng cách làm giảm bớt tác dụng của vòm dù.

Hiện tại chúng tôi khuyến nghị rằng tất cả các kỹ thuật giảm độ cao nhanh chỉ nên được sử dụng lý tưởng nhất khi lên cao, ví dụ như trong trường hợp phi công đang tìm cách để tránh bị hút vào một đám mây. Do còn nhiều độ cao và không gian để thực hiện động tác nên các vấn đề “tiêu cực” của kỹ thuật tai voi hiện được xác định là ít gây hậu quả và kỹ thuật này là rất hiệu quả trong việc tăng tốc độ rơi, thậm chí gấp đôi tốc độ rơi bình thường của vòm dù.

Tuy nhiên, các phi công Anh thường xuyên sử dụng tai voi để thay đổi độ cao trong quá trình tiếp cận hạ cánh. Trong trường hợp này, như kinh nghiệm gần đây đã cho thấy, có một số nguy hiểm mà phi công cần chú ý. Hãy xem xét kỹ thuật này một cách chi tiết hơn:

Thực hiện kỹ thuật tai voi. Đây là một mối nguy hiểm lớn có thể gây ra xẹp mép trước vòm dù khi thực hiện kỹ thuật cụp tai voi. Điều này có thể tránh được một cách dễ dàng bằng cách thực hiện đúng kỹ thuật kéo xoắn riêng dây A ngoài cùng bằng cách xoay tay thay vì kéo xuống như bình thường và ta có thể tình cờ kéo toàn bộ một dây điều khiển.

Khi kéo tai voi ta bất ngờ làm tăng sức cản. Kéo cả hai tai cùng lúc ta có thể làm cho vòm dù bị thất tốc. Vì lý do này, đối với hầu hết các vòm dù chúng tôi khuyên các phi công nên kéo từng tai một. (Tuy nhiên, có một vài vòm dù mà nhà sản xuất khuyên là nên kéo cả hai tai cùng một lúc, hãy xem kỹ tài liệu hướng dẫn sử dụng dù của nhà sản xuất.)

Trong khi đang cụp tai voi. Tải trọng trên cánh của phần cánh đang bay là tăng lên, làm cho vòm dù ít có nguy cơ bị xẹp. Tuy nhiên, vòm dù bay theo tuyến bay dốc hơn mà không có sự thay đổi tư thế bay, do đó cánh bay với góc tấn cao hơn và có thể dẫn đến thất tốc. Bằng cách sử dụng speedbar để giảm góc tấn một chút khi đang cụp tai voi có thể giúp tăng phạm vi an toàn.

Vòm dù có có xu hướng giảm tốc độ tiến do việc tăng sức cản làm cho vòm dù bay theo tuyến dốc hơn. Điều này có tác dụng lớn hơn so với tăng tốc độ bay do tăng tải trọng cánh. Vì vậy, tai voi không giúp ích gì nếu ta đang cố gắng xuyên nhập tiến qua khu vực venturi (chẳng hạn như ở khu vực đỉnh đồi có gió mạnh).

Phi công đã bị mất bớt khả năng lái hướng. Sử dụng dịch chuyển trọng lượng có tác dụng đến một mức nào đó, cũng như việc ta có thể kéo sâu hơn một bên dây A so với bên kia. Tuy nhiên, cả hai cách này đều không hiệu quả như khi ta sử dụng dây lái như bình thường để lái một vòm dù căng phồng hoàn toàn! Các phi công không thể bay ‘chủ động’ vòm dù do bị giảm bớt cảm nhận từ dây lái, do đó việc nhận biết thời điểm bị thất tốc (hoặc xẹp vòm dù) trở nên không thể. Hơn nữa khả năng giảm lắc vòm dù kém hơn. Điều này có thể dẫn đến vòm dù bị lắc nhiều hơn khi ta dịch chuyển trọng lượng khi gần mặt đất.

Việc sử dụng khác kỹ thuật lái dù khác cần hạn chế do có nguy cơ làm tăng tải trọng trên dây dù. (Tải trọng bay được đỡ bởi ít số dây dù hơn – cho nên cần tránh bất cứ điều gì có thể làm tăng thêm tải.)

Rõ ràng là có nguy cơ bị thất tốc rất lớn trong khi đang xuyên qua một khoảng thay đổi tốc độ gió (wind gradient) có thể trở nên trầm trọng hơn do sử dụng tai voi, bởi vì cánh dù đang bay ở góc tấn lớn. Nguy cơ thất tốc tăng lên hơn khi ta bay từ một khu vực mà luồng không khí thổi ngang vào khu vực không khí đang bốc lên, chẳng hạn như khi bay ngay sau đỉnh đồi.

Thoát khỏi tai voi. Khi phi công kéo cụp tai voi có thể làm cho vòm dù bị thất tốc nhẹ hoặc trở nên thất tốc sâu. Mặc dù việc bơm thật mạnh cả hai dây lái là cách nhanh nhất để thoát khỏi tai voi, mà giờ đây chúng tôi tin rằng điều này có thể làm tăng khả năng xảy ra thất tốc. Tốt nhất ta hãy làm cho tai dù tự bật lên chỉ bằng cách giật nhẹ dây lái một chút nếu cần.

Kết luận. Chúng tôi hiện cho rằng có sự kết hợp của các yếu tố có thể làm tăng đáng kể các nguy cơ vòm dù thất tốc khi sử dụng kỹ thuật cụp tai voi. Kịch bản xấu nhất có thể xảy ra khi phi công bất ngờ thực hiện cụp hoặc thoát tai voi gần mặt đất, trong điều kiện gió bị ảnh hưởng bởi địa hình. Bị thất tốc trong trường hợp này có lẽ ta không còn nhiều độ cao để phục hồi.

Nếu phi công quyết định sử dụng tai voi để top landing thì chỉ nên thả khi độ cao còn đủ cao để có thể phục hồi được khi bất ngờ bị thất tốc sâu. Dưới độ cao này thì quan điểm hiện nay là nên tiếp tục giữ tai voi và chuẩn bị tiếp đất kiểu nhảy dù (PLF). Tiếp theo đó, ta còn gặp phải vấn đề làm sao để xẹp vòm dù cho nhanh – trong mọi lúc cần phải lưu ý rằng hầu hết các kỹ thuật đều làm thoát tai voi và có thể dẫn đến tình huống ta bị nhấc bổng lên không hoặc bị kéo lê về sau. Ta nên tìm một nơi ít gió hơn để hạ cánh, ví dụ như dưới chân đồi!

Nguồn : Skywings, 12/1998

Bình luận

comments