Bay cặp vách núi trong điều kiện gió nhẹ

Bay cặp vách núi trong điều kiện gió nhẹ
Đặng Quốc Tuấn dịch

Duy trì bay trong điều kiện gió nhẹ thường được gọi là ‘cà’ vách núi. Nó được gọi như vậy là vì các phi công giàu kinh nghiệm thường bay rất sát (gần như ‘cà’ vách núi) vách núi để duy trì độ cao hoặc để trụ lại trên không . Một trong các điểm mấu chốt để tối ưu hóa khả năng ta bay thành công trong những ngày như vậy là kiểm soát chính xác tốc độ.

Vào ngày gió nhẹ, không chỉ đơn thuần là bay ở tốc độ rơi nhỏ nhất để tối ưu hóa khả năng bay lên cao. “Điều gì vậy?” ta có thể tự hỏi, “Tốc độ rơi nhỏ nhất là tốc độ bay mà ta có thể đạt được tốc độ rơi chậm nhất, vậy đúng ra thì phải thế nào?” Tóm lại là vào những ngày gió nhẹ sự biến đổi trong tốc độ của gió và lực nâng ở các phần khác nhau của vách núi là khác nhau, khiến cho điều chỉnh liên tục tốc độ để bay:D là cách tốt nhất để bay lâu. Bài này chỉ bàn về vấn đề bay cặp núi trong trường hợp có lực nâng, chứ không đề cập gì về vấn đề bay thermal. Đối với bay thermal, việc bay quá gần mặt đất là cực kỳ nguy hiểm và cần phải hết sức tránh.

Tốc độ để bay là vấn đề cốt yếu của bay cặp núi và tối ưu hóa góc nâng và tốc độ rơi của vòm dù. Nếu gió đúng là thẳng góc 90° đối với núi và hình thái của vách núi không có bất cứ sự thay đổi gì và gió là đều khoảng 16 km/h, thì bay với tốc độ nhỏ nhất sẽ là cách tốt nhất để bay lên. Nhưng, trong hầu hết các trường hợp, vách núi và gió không phải lúc nào cũng thẳng góc 90 độ và gió là cực kỳ đều.

Áp dụng kiến thức về Tốc độ để bay là cơ sở để tối ưu hóa việc bay với những thay đổi về gió và lực nâng. Tốc độ để bay một bài riêng và dưới đây là tóm tắt nội dung. Có nhiều phương pháp mà các phi công dùng để kết hợp giữa lực nâng/tốc độ rơi và hướng gió, nhưng đây là những nguyên tắc cơ bản.

-Bay nhanh hơn khi ngược gió để tối ưu hóa khả năng lượn.
-Bay chậm hơn khi xuôi gió để tối ưu hóa khả năng lượn.
-Bay chậm hơn khi có lực nâng.
-Bay nhanh hơn khi rơi.

Đây là các nguyên tắc chung giúp phi công học cách để tối ưu hóa khả năng lượn. Trong thực tế ta phải học cách để kết hợp giữa các điều kiện bay và áp dụng các nguyên tắc này để có thể tối ưu hóa khả năng lượn và tốc độ để bay trong tất cả các điều kiện bay khác nhau trên thực tế.

Trong bay cặp núi, cảm nhận và chú ý đến việc tối ưu hóa khả năng lượn không được hiểu đúng như ta cần phải và thay vào đó ta thường có xu hướng tập trung vào tốc độ rơi của vòm dù.

Sau đây là quy tắc thứ nhất cần phải áp dụng để lấy độ cao vào bất cứ lúc nào khi bay cặp núi:

Bất cứ khi nào mà gió và lực nâng cho phép ta leo cao ở bất kỳ tốc độ nào hoặc duy trì cao độ ở tốc độ rơi nhỏ nhất , ta phải bay ở tốc độ rơi nhỏ nhất. Để duy trì cao độ hoặc leo cao thêm càng nhiều càng tốt trong khi có lực nâng, thì độ leo cao luôn là tốc độ rơi nhỏ nhất.

Do vậy, vấn đề còn lại là ở chỗ khi mà ta không leo cao lên được.

Nếu ta bay cặp núi và vào khu vực mà tại đó lực nâng giảm do vậy, ở tốc độ rơi nhỏ nhất ta đang giảm độ cao, ta cần bay ở “Tốc độ để bay” tốt nhất trong những điều kiện như vậy. Để đạt được khả năng lượn tốt nhất so với điều kiện đã cho, “Tốc độ để bay” không được phép thấp hơn tốc độ ở tốc độ rơi nhỏ nhất, do đó khi ta không thể duy trì độ cao hay trụ lại trên trời, ta luôn phải bay nhanh hơn tốc độ ở tốc độ rơi nhỏ nhất.

Ví dụ: Thay đổi về gió

Vách núi quay về hướng Tây cao khoảng 30m và gió thổi thẳng vào núi này. Tốc độ gió là khoảng 10 – 20 km/hvà tốc độ trung bình là 15 km/h. 15 km/h là giới hạn tốc độ để ta có thể bay trên trời (nếu gió giảm xuống 12 km/h thì ta sẽ dần dần bị mất độ cao). Bay liên tục ở tốc độ rơi nhỏ nhất, ta sẽ dần dần mất độ cao, bất kể tốc độ không khí là bao nhiêu. Nhưng, nếu ta bay qua phần “tốc độ rơi” khi mà chu kỳ là ở đoạn thấp (10 km/h), ta sẽ giảm độ cao nhiều hơn nữa đối với cùng khoảng cách ở tốc độ rơi nhỏ nhất so với tốc độ cao hơn.

Lợi ích thực sự của việc tăng tốc độ bay ở chu kỳ gió nhẹ hơn là hai lần.

Thứ nhất là yếu tố tốc độ để bay. Nếu phần gió nhẹ hơn là ở trong khoảng nào đó (ví
dụ 30m), thì ta có thể bay đến phần cuối này cao hơn bằng cách bay ở “Tốc độ để bay” tốt nhất thay vì bay đều đặn ở tốc độ rơi tối thiểu.

Thứ hai là khi ta đã đến đầu kia của chu kỳ gió nhẹ và quay lại phần mà gió đã tăng trở lại lên trên 15 km/h, tốc độ phụ trội mà ta có bằng cách bay nhanh hơn sẽ chuyển năng lượng đó trở thành thêm lực nâng khi ta bay chậm lại đến tốc độ rơi nhỏ nhất khi vào khu vực có lực nâng mạnh hơn.

Nếu ta hiểu rõ khái niệm “Tốc độ để bay”, thì mỗi lần tốc độ gió giảm xuống dưới ngưỡng tối thiểu để bay, ta có thể điều chỉnh một cách chính xác. Ta có thể đơn giản hóa vấn đề này để hiểu rõ hơn khái niệm này.

Tốc độ gió càng giảm thì ta càng cần bay nhanh. Nếu như trong ví dụ trên tốc độ gió giảm xuống 10 km/h, nhiều khả năng ta sẽ bay ở tốc độ chậm hơn tốc độ tối đa. Nếu gió giảm xuống 15 km/h, tốt nhất là bay ở tốc độ lớn hơn một tẹo tốc độ rơi nhỏ nhất.

Ví dụ: Vách núi với bề mặt biến đổi

Vách núi hướng về phía Tây và có một số đoạn zíc zắc / răng cưa. Gió thổi đều với tốc độ 19 km/h. Trong ngày này gió thổi từ hướng Tây/Tây Bắc, do đó một số phần của vách núi hướng thằng về hướng gió còn các phần khác thì không.

Với ví dụ này ta có thể dễ dàng thấy các nguyên tắc này có tác dụng thế nào. Mặt vách núi hướng về phía gió mà gần với 90O nhất sẽ tạo lực nâng tốt nhất. Bằng kinh nghiệm ta có thể thấy khi nào thì ta giữ được độ cao hoặc leo cao. Trong bất kỳ tình huống nào, khi mà ta có thể duy trì độ cao hoặc leo cao, bay ở tốc độ rơi nhỏ nhất sẽ giúp ta ở trên không. Do đó như đã nói ở trên, quy tắc thứ nhất là

Bất cứ khi nào gió và lực nâng cho phép ta leo cao ở bất kỳ tốc độ nào hoặc duy trì độ cao ở tốc độ rơi nhỏ nhất, ta nên bay ở tốc độ rơi nhỏ nhất. Để duy trì độ cao hoặc bay cao lên càng nhiều càng tốt khi bay trong vùng có lực nâng, thì tốc độ leo nhanh nhất luôn là tốc độ rơi nhỏ nhất.

Nếu một phần núi mà nhô ra về phía hướng gió và có lẽ là ở 60O so với hướng gió, thì ta sẽ không thấy có lực nâng ở phần này. Thay vào đó, ta sẽ bay ngược với hướng gió khi bay khỏi núi và xuôi gió nhiều hơn khi bay trở lại núi trong phần ngược gió của đoạn này.

Nếu ta bay ngược chiều gió ở phần như thế, “Tốc độ để bay” sẽ phải là nhanh hơn tốc độ rơi nhỏ nhất. Tiếp tục bay ở tốc độ rơi nhỏ nhất ở những đoạn này sẽ lấy mất độ cao của dù. Kết quả là nếu ta bay lại xuôi theo chiều gió từ phần nhô ra như vậy, ta sẽ tương đối lợi gió, do vậy nhìn chung bay chậm hơn là được. Một lần nữa, quy tắc thứ 2 có tác dụng trong bất kỳ trường hợp nào khi mà ta không thể duy trì độ cao khi bay ở tốc độ rơi nhỏ nhất.

Sự việc thay đổi đôi chút khi ta bay theo chiều xuôi gió ở chính vách núi này.

Tốc độ để bay là rõ ràng trong trường hợp bay ở các điểm bay thermal. Lý do là bản chất của bay cặp núi thường có xu thế tách khỏi vấn đề liên quan đến “Tốc độ để bay” và một số phi công quên mất điều là “Tốc độ để bay” cũng rất có ích khi sử dụng trong bay cặp núi vào ngày gió nhẹ.

Nguồn: Ridge Soaring a Paraglider in Light Conditions © Jeff Greenbaum

Bình luận

comments